Lỵ trực trùng là bệnh truyền nhiễm đường ruột thường gặp do trực khuẩn lỵ gây ra. Trực khuẩn lỵ theo phân bài xuất ra ngoài có thể làm ô nhiễm nguồn nước uống, thức ăn, hoặc thông qua tay, qua ruồi bám vào làm ô nhiễm các vật dụng hàng ngày, qua thức ăn uống vào miệng mà phát bệnh. Bệnh phát nhiều vào mùa hạ và thu, thậm chí tạo thành dịch. Căn cứ vào bệnh trình dài ngắn, bệnh này chia làm hai loại là cấp tính và mãn tính. Bệnh trình quá hai tháng không khỏi gọi là lỵ trực trùng mãn tính.
Bệnh này phát tác khá nhanh, gây sốt, đau bụng, tiếp đó là tiêu chảy. Mỗi ngày đại tiện từ 5-30 lần có cảm giác lý cấp hậu trọng (muốn đại tiên mà phân không ra). Ban đầu là đại tiện nhão, hoặc có nước, phân màu trắng lại đục có lẫn mũ, máu và niêm dịch (chất lầy nhầy). Đồng thời bệnh nhân có cảm giác ghê miệng, nôn mửa. Các biệt có bệnh nhân phát bệnh rất cấp, đau bụng ỉa chảy chưa xuất hiện, đã phát sốt, sắc mặt xanh xạm, chân tay lạnh, hô hấp yếu thậm chí hôn mê. Loại hình này gọi là Độc lỵ (bệnh lỵ trúng độc) cần vào viện cấp cứu ngay.