Bản gốc chữ Nho (*)
Phiên âm
Quốc phá thần tâm bất nhị thao,
Trần gia nhất diệp tế phong đào.
Đồ cùng ninh tắc sào Nam điểu,
Mệnh kiển không hoài phạt Bắc đao.
Thiết lũy chí kim hàn Lạp phách (2),
Nhai châu tòng thử tuyệt Minh mao.
Hành nhân diệc hữu anh hùng lệ,
Vị hướng từ tiền tửu nhất kiêu.
Dịch nghĩa: Đề miếu Trần tướng quân
Nước mất kẻ bầy tôi vẫn không hai lòng,
Nhà họ Trần một lá thuyền vượt sóng gió.
Đường cùng đành làm chim làm tổ ở phương Nam,
Mệnh gặp trắc trở suông ôm chí vung đao đánh Bắc.
Lũy sắt đến nay còn làm cho Chân Lạp sợ,
Nhai châu từ đấy tuyệt bóng cờ Minh.
Người qua đường cũng có dòng lệ anh hùng,
Đến trước đền tưới rượu xuống đất.
Chú thích
(1): Trần, Tổng binh nhà Đại Minh tên Thắng Tài, người ở huyện Ngô Châu, phủ Cao Châu, Quảng Đông. Nhà Đại Thanh bình Quảng Đông, nhà Minh mất, Trần tổng binh thua liền mang gia quyến và binh lính đáp thuyền sang nước Nam. Triều đình nhà Nguyễn cho lệ thuộc vào tướng súy giữ đất Gia Định, giao đất cho để lập công. Khi Trần tướng quân mất được truy tặng chức Phụ quốc Đô đốc, xuân thu hai lần tế.
(2): Chân Lạp lúc bấy giờ dùng dây sắt chăng ngang sông cự chiến, Trần phá được, buộc phải hàng. Sau dựng đền ở chỗ ấy, tên đất là Thiết Lũy.
Hoài Anh dịch thơ
Nước mắt bầy tôi chẳng đổi lòng,
Thuyền Trần rẽ sóng vượt cuồng phong.
Cành Nam tổ đã đành tâm kết,
Dạp Bắc đao còn giận muốn vung.
Lũy sắt tới nay quân giặc khiếp,
Nhai châu từ đó thế Minh cùng.
Người qua đường lệ anh hùng ứa,
Tưới rượu trước đền tưởng niệm ông.
(*): Tôi chưa tìm được bản gốc chữ Nho, sẽ bổ sung sau.