Ở trường biệt kích vừa xảy ra một việc quan trọng: Huấn luyện viên, thiếu tá Cốt-chiê mới bị mưu sát trong khi đi kiểm tra doanh trại.
Tối qua, Cốt-chiê làm nhiệm vụ trực tuần. Như thường lệ, đến giờ đi ngủ, hắn đi “tua” một lần quanh doanh trại để kiểm tra các học viên có nghiêm chỉnh chấp hành nội quy không. Khu 1 và 2 đều tắt đèn theo đúng giờ quy định, nhưng riêng Khu nhà số 3 vẫn còn ánh đèn ở một căn buồng.
Bực tức, Cốt-chiê sầm sầm bước tới, định bụng sẽ bắt trung đội trong khu nhà này đeo súng bò quanh doanh trại cho hả giận. Hắn nghiến răng bước tới chỗ có ánh đèn, không ngờ tới điều bất hạnh đang chờ. Hắn vừa bước chân lên bậc thềm hành lang thì từ mé trong, một bóng người đã chờ hắn từ lâu vung xẻng xuống đầu hắn. Cốt-chiê chỉ còn nhìn thấy một tia sáng lóe mắt. Không kịp kêu lên tiếng nào, hắn cứ thế gục xuống, không biết trời đất là gì nữa.
Mười phút sau, đội tuần tra thường trực mới phát hiện thấy hắn. Chúng nổi còi báo động. Cả trường nhốn nháo tập trung. Tin Cốt-chiê bị mưu sát được báo về Bộ tham mưu Sở Mật thám và biến hình. Lập tức Ban Giám đốc nhà trường triệu tập tất cả các sĩ quan huấn luyện đến điều tra.
Người ta cho điểm danh học viên, không thiếu mặt một tên nào. Người ta còn cho nhặt chiếc xẻng để xem xét, và mời cả bác sĩ đến khám nghiệm tử thi.
Chiếc xẻng của ai? Kẻ nào đã dùng nó để giết Cốt-chiê? Người ta được biết chiếc xẻng vẫn được dùng để hốt rác xung quanh khu nhà. Thủ phạm chắc chắn là Việt Minh! Nhất định có Việt Minh lọt vào hàng ngũ học viên!
Ban giám đốc nhà trường quyết định giao cho Bảo Trung điều tra vụ án. Bộ chỉ huy Pháp hạ lệnh cho anh phải tìm ra thủ phạm trong vòng 15 ngày.
Nhận nhiệm vụ, Bảo Trung vội đến xem xét lại nời cẩy ra án mạng. Anh cho cất chiếc xẻng cẩn thận để tìm dấu tay, anh đặt nhiều giả thiết để truy tìm nguyên nhân việc Cốt-chiê bị ám sát. Phải chăng đó chỉ là hậu quả của cách huấn luyện khắt khe tàn bạo mà Cốt-chiê đã áp dụng. Hắn nổi tiếng hung ác nhất trong đám huấn luyện viên, vô phúc cho những tên biệt kích nào trái ý hắn; nhẹ thì bắt vác súng chạy quanh bãi tập, trật d8a62u gối, nếu tỏ ý kháng lệnh thì lập tức ăn một quả đấm thôi sơn hộc máu mồm máu mũi.
Bảo Trung băn khoăn, không ngờ trong cái trường tập trung toàn phần tử ác ôn này vẫn có chuyện bất mãn với quan thầy, thậm chí xử thầy như thế. Biết đâu trong đống rác ba63n thỉu, chả tìm được vài thứ đáng giá.
Anh báo cáo với Ô-buy, Giám đốc trường cho nghỉ giảng dạy một tuần để tập trung vào việc điều tra hung thủ. Anh bắt tay vào việc một cách khẩn trương. Trước hết anh đem chiếc xẻng vào phòng hóa nghiệm, tìm dấu vết. Sau khi dùng hóa học để xét nghiệm, anh nhận rõ: Tuy thủ phãm đã không khéo lấy khăn quấn vào cán xẻng, nhưng vẫn sơ ý để hở nửa đốt ngón tay út của bàn tay phải. Anh chụp ảnh vết tay, nhưng vẫn giữ bí mật. Anh báo cáo lên Abn giám đốc nhà trường hung thủ dùng bao tay nên không để lại dấu vết nào.
Sáng hôm sau, anh cho gọi những tên toán trưởng biệt kích ở các trung đội đến thẩm tra. Bắt chúng kê khai tình hình trong toán, và những tên tình nghi là bất mãn với Cốt-chiê.
Ngày thứ hai, anh cho gọi những tên đã bị Cốt-chiê phạt. Tất cả gần 30 tên, trong đó có tên bị Cốt-chiê phạt tới bảy tám lần. Anh bắt chúng làm bản tự khai những trường hợp bị Cốt-chiê phạt; nặng nhẹ như thế nào, đều phải khai thật rõ.
Ngày thứ ba, anh cho tống giam 10 tên khả nghi có ác cảm với Cốt-chiê để gây không khí hoang mang. Trong số này có một tên toán trưởng, nổi tiếng hung hãn, ngổ ngáo nhất trưởng, tên hắn là VI Hổ. Sau đó, anh đem đối chiếu dấu tay với hồ sơ của những tên khả nghi, nhưng vụ án vẫn nằm trong bóng tối.
Việc lần tìm dấu tay gần hai trăm con người trong nhà trường đòi hỏi khá nhiều thời gian. Anh đang mải miết tìm tòi thì có lính vào báo có một tên biệt kích xin gặp anh, anh đồng ý cho hắn vào. Đó là một gã có vóc người mảnh dẻ nhưng mắt rất sáng. Hắn chào anh rất lễ độ:
– Thưa trung úy, tôi có câu chuyện muốn nói với ngài.
Bảo Trung nhìn kỹ hắn, bộ quân phục biệt kích rộng thùng thình, không thích hợp với khổ người hắn. Anh nheo mắt hỏi:
– Anh tên là gì?
– Tôi là Nguyễn Văn Tám, ở tiểu đội ba, toán năm, trung đội bốn, khu nhà số hai.
– Được, chờ một lát!
Bảo Trung giở hồ sơ tìm lý lịch, anh chú ý đến những dòng chữ:
Nguyễn Văn Tám 2o tuổi, nguyên quán làng Xuân Đào, Cẩm Giàng, Hải Dương. Cha làm thầu khoán cho Nhật bị Việt Minh bắn chết ngày cướp chính quyền … Đã có thành tích: dẫn quân đội Liên hiệp Pháp đi càn quét, chỉ điểm bắt hai cán bộ Việt Minh v.v … Đã được khen thưởng hai lần.
Bảo Trung nhìn anh ta với ánh mắt lạnh lùng, hỏi:
– Anh cần gặp tôi có chuyện gì?
– Thưa trung úy, tôi hy vọng có thể giúp ngài tìm ra thủ phạm.
Bảo Trung nghĩ bụng: Lại giở trò chỉ điểm ra đây.” Anh giả bộ vui mừng:
– Vậy anh biết rõ kẻ hành hung thiếu tá?
– Thưa trung úy, chưa hẳn thế, nhưng …
– Anh có thể cho tôi biết những điều anh biết, anh không sợ gì cả, ở đây chỉ có tôi và anh.
Anh thanh niên ngần ngại:
– Xin ngài mảnh giấy, tôi sẽ viết để trình ngài.
Bảo Trung xé một tờ giấy đưa cho anh ta. Anh ta đón lấy, dè dặt đặt bút viết:
Tôi có thể giúp ngài tìm ra thủ phạm, nhưng phải chờ sáng mai, khi mặt trời sắp mọc.
Sau cùng, anh ta ký tên ngoằn nghoèo, trông giống một cành hoa.
Nhìn những dòng chữ viết nắm nót và chữ ký. Bảo Trung bỗng giật mình, đúng là ám hiệu của ta. Bảo Trung hồi hộp nhìn kỹ gương mặt người biệt kích, anh cảnh gai1c hỏi thêm:
– Nghĩa là sáng mai anh sẽ giúp tôi tìm ra thủ phạm?
– Thưa ngài, tôi hy vọng thế. Song tôi mới chỉ thấy một vài hiện tượng. Muốn hái một bông hoa nhài ban đêm, chỉ cần ngửi xem hương thơm từ đâu bay lại.
– Thôi được rồi, tôi sẽ gặp lại anh vào chiều mai. Việc này mà xong thì anh sẽ được khen thưởng.
– Dạ, cám ơn ngài, tôi chỉ mong ngài cho tôi được nghỉ phép vài ngày.
– Sẽ giải quyết, anh cứ về trại đi đã.
Anh thanh niên đi ra, Bảo Trung nhìn theo, bụng mừng thầm. Từ nãy anh cố kìm tìm cảm để khỏi lộ ra nét mặt. Để xác minh sự phan đoán của mình, anh lấy dấu tay chụp được đem đối chiếu với ngón út của Tâm thì thấy rất khớp nhau.
Bảo Trung bèn bật diêm đốt ngay tấm ảnh, không còn dấu vết gì nữa.
Chiều hôm sau, thay quần áo xong Bảo Trung xuống ngay trường biệt kích. Anh cho mời Tám lên gặp.
Người thanh niên hôm nay, dáng mệt mỏi, đôi mắt quầng thâm vì thiếu ngủ, nhưng khi nhìn thấy vẻ mặt cởi mở của Bảo Trung, anh ta thấy hy vọng.
Bảo Trung mời Tám ngồi, rồi nói nhỏ:
– Xin lỗi đồng chí, tôi còn phải x1c minh lại cho rõ ràng. Vì vậy, hôm qua chưa thể nói ngay được với đồng chí. Chắc đồng chí phải suy nghĩ và loa ngại nhiều. Đồng chí cho tôi biết tại sao đồng chí biết tôi ở đây?
Anh thanh niên hết sức vui mừng trả lời:
– Kể cũng khó thật, chúng tôi mới nhận được chỉ thị ở ngoài, phải bắt liên lạc ngay với anh. trên đã cho biết rõ nhận dạng anh, nhưng vì khó có điều kiện gặp riêng, mãi tới nya, nhân vụ này mới gặp được.
– Đồng chí Giang, tôi biết rõ đồng chí đã hạ thủ tên Cốt-chiê, nhưng hành động như vậy quả là mạo hiểm. Giết một tên, không thấm tháp gì mà chỉ làm cho bọn chúng cảnh giác thêm. Từ nay đồng chí nên thận trọng.
– Chúng tôi không chịu được thái độ tàn nhẫn của nó.
– Đồng chí phạm sai lầm rồi đấy. Nó càng tàn ác càng gây thêm mâu thuẫn với tụi biệt kích, càng có lọi cho ta.
– Chúng tôi biết hành động như thế là manh động, không có lợi. Nhưng đã trót rồi, bây giờ làm thế nào? Đồng chí có thể giúp chúng tôi giải quyết vụ này không?
– Thôi được, đồng chí cứ yên tâm, tôi đã có cách. Đồng chí theo lời dặn của tôi (Bảo Trung ghé vào tai Trần Giang nói nhỏ). Hãy cứ làm như thế, phải hết sức thận trọng.
Trần Giang lộ vẻ vui mừng, anh nhìn Bảo Trung đầy cảm phục, Bảo Trung hỏi thêm:
– Hiện nay tôi đã mất hẳn liên lạc với ngoài, đồng chí hãy giới thiệu cho một trạm mới!
– Điều đó tôi đã nghĩ đến.
Trần Giang hướng dẫn cho Bảo trung cách tìm liên lạc với cơ sở mới, anh nói thêm:
– Ký hiệu mật mã đều đã đổi, anh sẽ nhận được chỉ thị mới.
– Tốt lắm, thôi, đồng chí trở về doanh trại đi. Tôi sẽ tạo điều kiện để chúng ta gặp nhau trong những trường hợp thuận tiện và hợp lý.
Hai người nắm chặt tay nhau thân thiết. Một sức mạnh kỳ diệu nào đó tiếp thêm sức cho họ.
Sáng hôm sau, Ban giám đốc nhà trường lại nhận được một tin rùng rợn: một trong số 10 tên biệt kích tình nghi mưu sát Cốt-chiê bị Bảo Trung tống giam đã treo cổ lên sà lim tự sát. Hắn tte6n là Vi Hổ, toán trưởng, một tên nổi tiếng hung hãn trong đám biệt kích.
Đại tá Ô-buy, các sĩ quan huấn luyện trong trường đều đến tận nơi xem xét. Khi tháo xác hắn xuống, người ta thấy ở túi ngực có một mảnh giấy do chính tay hắn viết:
Thủ phạm giết thiếu tá Cốt-chiê đã sang bên kia thế giơi! Đừng tìm kiếm vô ích!
Người có công nhiều với quân đội liên bang.
Toán trưởng.
VI HỔ
Thế là chỉ trong vòng một tuần, Bảo trung đã hoàn thành nhiệm vụ điều tra vụ án Cốt-chiê. Anh có thể đàng hoàng báo cáo lên bộ chỉ huy những nhận xét của mình. Ban giám đốc nhà trường cũng rút ra kết luận như của anh. Riêng Mít-xen vẫn nghi hoặc cho rằng việc này có sự mờ ám bên trong.
Dù sao mặc lòng, sau đó hai hôm, Bảo trung vẫn nhận được giấy khen của Bộ chỉ huy Pháp gửi đến.
Vụ án Cốt-chiê coi như kết thúc.