Một cái mặt người nào đó giống Hiềm, lại một cái mặt nào đó giống tôi cứ được lật lên. Có lúc từ đôi đũa trên tay ông già tôi rất khẽ khàng và run rẩy lật lên một cái mặt giống thằng Hệ, khiến tôi giật mình.
Giống như một cơn lốc đầy màu sắc và ầm ĩ, một lũ bốn đứa trẻ vừa trai vừa gái sàn sàn bằng đầu nhau (cả những thằng con trai cũng giống Thai) từ ngoài phía Thành Cổ chạy ùa vào giữa gian phòng chụp. Tất cả mấy đứa trẻ mồ hôi mồ kê nhễ nhại, cười cười nói nói, ngồi quây kín chung quanh cái chậu thau nước.
Một đứa con gái nhỏ có tướng chúa nghịch nhất bất ngờ hét tướng lên:
– Ông ơi ông!
Miệng hét tay nó giành lấy đôi đũa từ trên tay ông già tôi. Con bé mắt sáng rực giang cánh tay khoắng một vòng trong cái chậu thau, khuôn mặt tôi tự nhiên hiện lên trên mặt ngọn sóng hình xoáy ốc, tôi giơ tay chụp bắt lấy nhưng không kịp, khuôn mặt tôi trong màu sắc đen trắng phơi ngửa ra chỉ một thoáng chóp mắt bên thành chậu rồi lật nghiêng lại, hòa nhập vào cùng bao nhiêu khuôn mặt người đời khác. Y như trong một trò chơi đèn kéo quân, tôi lượn vòng tròn theo cái xoáy sóng chạy hun hút cứ xoáy dần vào giữa, lúc chạm vào khuôn mặt này, lúc chạy sóng đôi bên một khuôn mặt khác, lúc cố trồi lên trên mặt sóng, lúc bị nhấn chìm xuống tận đáy, tưởng đã mất tăm nhưng lại trồi lên được.
Cuối cùng tôi chụp được tấm hình dương của mình ở ngay chính giữa lòng của một đợt sóng, do bàn tay của cái đứa trẻ chúa nghịch táo tợn khuấy lên.
Người chủ hiệu ảnh vừa dọa nạt vừa dỗ dành những đứa con cho chúng nó kéo nhau đi noi khác chơi, ông già tôi khẽ thở phào yên tâm thêm về một người khách đã tìm ra được ảnh, còn tôi cầm mấy tấm hình của mình vẫn còn ướt, mềm oặt xuống trên mấy ngón tay.
– Ảnh “phờ lu” quá! Người thợ ảnh lấy làm tiếc, có lẽ tôi phải chụp cho ông một bức khác.
– Thế này là đẹp lắm rồi bác ạ, – tôi có ý muốn chạy trốn, – đẹp lắm rồi đấy chứ?
– Ông ngồi đẹp nhưng tôi lại mắc thiếu sót lấy hơi nhiều ánh sáng. Xin ông đừng quản ngại. Tôi không dám tính thêm tiền – người chủ ảnh quán lại nhấn mạnh. – Xin ông đừng ngại gì cả. Chúng tôi “phục vụ” chỉ cần được có tín nhiệm với khách hàng.
Mười lăm phút sau, tôi hấp tấp bước ra khỏi ngôi ảnh quán như một kẻ đang chạy trốn, trên tay cầm mấy tấm ảnh “phờ lu” nhưng đã để lại ở đấy một bức hình thứ hai mà tôi chắc chắn là sẽ “nét” hơn nhiều.
Thú thực giá không bất ngờ phát hiện ra ông già tôi cũng đang ở đây thì có lẽ tôi đã chạy trốn thẳng một mạch, chắc chắn dù người chủ hiệu có lòng tốt “phục vụ” thì tôi cũng từ chối, chẳng bao giờ ngồi trước ống kính một lần thứ hai.
Tình cảnh cùng bốn phận sẽ bắt tôi phải trở lại đây với ông già tôi, tôi phải có cớ để trở lại đây với ông già tôi. Rồi thì cũng như mọi người khác, tôi vẫn không thể đi trốn được số phận, tôi không thể đi trốn khỏi cuộc đời mình một khi mà tôi đang còn sống, mặc dầu trong ý nghĩ của hai người thân nhất đời tôi thì tôi đã chết.
Chiến tranh, kháng chiến, không phải như một số người khác, đến bây giờ tôi không hề mảy may hối tiếc đã dốc tất cả tuổi trẻ vào đây cống hiến cho nó, nhưng nó như một nhát dao phạt ngang mà hai nửa cuộc đời tôi bị chặt lìa thật khó gắn liền lại như cũ. Nhưng đau hơn là hai nửa cuộc đời tôi cũng không bị cắt lìa hẳn. Ông già tôi đã đi qua nỗi mất mát từ bao nhiêu năm nay; giờ ông già tôi hẳn cũng đã quên tôi. Thai cũng vậy, giờ Thai đã có một cuộc đời khác, một người chồng khác với một lũ con cái, nỗi đau khổ ghê gớm vì mất tôi cũng đã qua đi từ lâu. Vậy cho nên, đáng lẽ chỉ còn là một kỷ niệm về một người đã khuất, việc tôi đang còn sống đối với hạnh phúc gia đình riêng của Thai hiện tại sau bao nhiêu năm vất vã chả khác nào một điềm hăm dọa, tôi chả khác nào một người khách đến không đúng lúc. Tôi chỉ làm rối thêm cuộc sống, tôi chỉ quấy rầy số phận đã an bài.
Và cuối cùng tôi vẫn chỉ là một khách lạ – của cái cuộc sống luôn luôn biến động nhưng bao giờ cũng như đã được sắp sẵn xong đâu đấy.
Người chủ ảnh quán, tôi biết đấy là một con người tốt, khiến tôi yên tâm, chắc chắn là một người chồng tốt của Thai. Song dù sao tôi cũng chỉ là một con người, một người đàn ông, dù sao tôi vẫn cứ thấy một thoáng ghen ty với cái người đàn ông đang hàng ngày sống với Thai, đêm đêm ngủ cạnh Thai. Vậy mà hơn hai mươi năm trước chúng tôi đã có một mối tình đẹp, tôi đã cưới Thai, đã là người chồng đầu tiên của Thai, trong chưa đầy một tuần lễ. Chắc có lẽ tôi là một anh đàn ông có trái tim hẹp, hai mươi bốn năm nay tôi không yêu một ai, gần như thế, cũng không quên được mấy ngày sống với nhau ở dưới xóm Đồng Vôi sau đám cưới.
Người chủ ảnh quán, tôi biết đấy là một con người tốt, khiến tôi yên tâm, chắc chắn là một người chồng tốt của Thai. Song dù sao tôi cũng chỉ là một con người, một người đàn ông, dù sao tôi vẫn cứ thấy một thoáng ghen ty với cái người đàn ông đang hàng ngày sống với Thai, đêm đêm ngủ cạnh Thai. Vậy mà hơn hai mươi năm trước chúng tôi đã có một mối tình đẹp, tôi đã cưới Thai, đã là người chồng đầu tiên của Thai, trong chưa đầy một tuần lễ. Chắc có lẽ tôi là một anh đàn ông có trái tim hẹp, hai mươi bốn năm nay tôi không yêu một ai, gần như thế, cũng không quên được mấy ngày sống với nhau ở dưới xóm Đồng Vôi sau đám cưới.
Tôi đã bị chặt lìa ra khỏi ngay cuộc đời mình. Hình như có một tay Lực khác mới ngoài hai mươi tuổi mặc quần áo vệ quốc đoàn đang đứng bên Thai trong bức ảnh phóng đại tô màu treo trong ngôi ảnh quán dùng chiêu khách và một tay Lực đã già nua, đoàn trưởng đoàn “chính sách” đang cùng trung đoàn của mình lặn lội ở các vùng chiến trường cũ, để lục tìm xương cốt đồng đội đã hy sinh, cái người đàn ông vẻ mặt trầm ngâm đang dắt một đứa bé gái nghịch ngợm vừa đi vừa nhảy lò cò trên những phiến gạch vỡ.
Tôi cũng không hiểu làm sao chúng tôi lại có thế làm quen với nhau nhanh chóng như vậy. Lúc ấy tôi vừa từ trong cái hiệu ảnh bước ra. Tôi vừa đi vừa ngoái nhìn lại. Đang đi sau tôi là cái con bé nghịch ngợm của chủ hiệu ảnh ban nãy, nó vừa đi vừa nhảy lò cò trên vỉa hè. Đó là một đoạn vỉa hè đầy nguy hiếm, người ta đã yết bảng cẩm trẻ con chơi, một chiếc xe ủi đất lẫn gạch dưới lòng đường thành đống cao như núi, để một chiếc máy xúc ngoạm từng gầu đổ vào những chiếc xe ben chờ ra sông. Tôi chưa kịp lên tiếng gọi thì con bé đã thả bàn chân xuống, nó đi trên hai chân về phía tôi.
– Ông ơi ông, sao ông nhìn con nhiều vậy?
Cặp lông mày của đứa trẻ nhướn lên, một cặp lông mày thanh thanh đầy diễn cảm và hình như lúc nào cũng động đậy phía trên hai con mắt trong veo đang ngước nhìn tôi đau đáu dò hỏi. Tôi bất chợt nhận ra tất cả những nét quen thuộc của Thai được lặp lại trong đứa trẻ đứng trước mặt. Có một cái gì đó hết sức yếu ớt, nồng nàn và chân thực đến giản dị trong giọng nói, trong con mắt, trên khuôn mặt và trong mọi điệu bộ như lột ra từ mẹ nó.
Tiện thế đi qua một mẹt bánh, tôi mua cho nó một chiếc bánh phóng vắt hình con cá nhưng con bé không ăn, chỉ cầm chơi trên tay. Chúng tôi cầm tay nhau đi sóng đôi trên những vạt cỏ úa héo, đã bạc phếch bởi từng lớp bụi bám vào. Bất ngờ con bé ngước lên mách với tôi:
– Ông ơi, con đang tập đi một chân.
– Không nên đâu, tôi bảo nó, khéo ngã đấy cháu ạ!
Con bé mặc một chiếc quần nhung may kiểu quần đi ngựa, đã vá mấy miếng rất khéo, hai ống quần chật lấm đầy bụi gạch đỏ quạch xắn ngang bắp chân, lại tiếp tục nhảy lò cò bên vệ đường, rồi kéo tôi đến sát một đoạn vỉa hè khác, ở đấy nó tập nhảy từ dưới lòng đường lên vỉa hè bằng một chân.
– Cháu ăn bánh đi! Tôi giục.
Nó liền phản đối:
– Ông không biết hôm nay ngày rằm ư?
– Thì sao?
– Phải cúng rồi mới được ăn – cặp mắt ngây thơ, trong veo vẫn ngước lên, đầy bí mật nó thì thào – cúng thật mà, vui lắm, ông có đi theo con không?
Tôi cười:
-Bác là người lớn, ai lại…
– Ông tưởng người lớn không cúng à? Ối người lớn già hơn ông còn cúng.
– Mẹ cháu có cúng bao giờ không?
– Mạ con hử? Mạ con lại càng chăm cúng, cúng ở nhà xong lại còn ra đồng cúng.
Con bé bất ngờ buông tay tôi, như một gã con trai, hình như nó chạy theo một tiếng gọi đầy quyến rũ nào đó từ trong cảnh đổ nát, nó chạy thoăn thoắt ẩn hiện giữa những phiến gạch lớn ngổn ngang dưới chân thành, nó leo qua mặt Thành Cố ở quãng đố nát nhiều nhất, một thoáng sau tôi đã thấy cái bóng đứa con gái mặc quần đi ngựa đang đứng tít trên cao, giữa hai vách tường gạch sứt sẹo nham nhở như giữa hàm răng của một con thú, nó sung sướng nhón người giơ tay vẫy tôi rối rít.
Sợ nó ngã, tôi chạy vào.
Khoảng mấy phút sau, con bé quá ngỗ nghịch bỗng hiền khô, đầy trang trọng nó dắt tay tôi đi vào giữa một bãi tha ma. Con bé biết đâu rằng tôi cũng chẳng lạ gì chỗ này. Tôi biết đây là bãi tha ma của thôn Hành Hoa. Những ngày cuối chiến dịch bảy hai, đám lính bộ binh đã mệt lả chúng tôi đã quần nhau đến nhừ tử với lính thủy quân lục chiến của bên quân ngụy tại đây, hai bên đã giành đi giật lại cái tha ma nay không biết bao nhiêu lần.
Tôi không khỏi bỡ ngỡ. Ngày nào đang đánh nhau, chúng tôi không hề nghĩ đây là nơi yên nghỉ của người chết mà chỉ là một khu vực địa hình vô cùng lợi hại cho bên nào chiếm được, dù chỉ chiếm giữ được vài cái mã. Hình như bây giơ mồ mả đông đúc hơn và cỏ mọc xanh tốt hơn. Cuộc chiến vẫn chưa chấm dứt. Nơi yên nghỉ cuối cùng của người chết đến bây giờ là bãi chiến trường của đám trẻ chăn bò bày trò chơi đánh trận giả la hét đầy huyên náo. Đối với tôi, cuộc chơi thì giả nhưng nỗi đau là thật. Chẳng lẽ trên mảnh đất tha ma này? chiến tranh đã trở thành một thứ định mệnh: Cũng như đám người lớn đã nằm xuống, bọn trẻ chúng lại chạy nằm, nằm chạy, rình núp, mắt sáng quắc, bắn súng đùng đoàng. Những con bò đi lang thang, đủng đinh giữa hai làn đạn, thỉnh thoảng ngước mõm lên trời kêu “ò, ọ” bằng giọng khàn khàn nhưng dầy âm vang vọng vào tận trong phố.
Con bé không chịu đánh mất phong thái trang trọng bắt chước của người lớn, khi nó dắt tôi đi xuyên qua giữa hai lưới lửa bắn chéo cánh sẻ, đưa tôi đến trước một ngôi mộ.
– Đây là hai ngôi mả của nhà con, – bỗng con bé liến thoắng – cái này với lại cái này.
Nó liền bè chiếc bánh phỏng hình con cá nhuộm phẩm xanh đỏ ra làm đôi. Hình như có ý cần nhắc, nó đặt nửa miếng bánh phần nào nhỉnh hơn lên ngôi mộ trước mặt, rồi chạy sang đặt nửa kia lên một ngôi mộ bên cạnh.
Con bé sau đó phàn nàn với tôi:
– Mả nhà con còn ít lắm. Nhà bọn chúng nó có nhiều hơn.
Tôi hỏi nó:
– Cháu lại thích nhiều ư?
– Con thích nhiều.
– Đấy là những ngôi mả của ai, cháu biết không? Tôi hỏi.
-Có chứ ông. Đây là những ngôi mả má con mới đưa từ dưới làng lên. Đây là ngôi mả của cha con, còn đây mả chú Hệ. Mạ con dặn bốn anh em con thế!
Tôi đứng lặng chết điếng, sau khi nghe đứa trẻ nói.
Tôi chạy đến nhìn vào hai tấm đá.
Quá đúng thật, tôi đang đứng ngay trước ngôi mộ của mình.
Tôi bước sang bên cạnh đứng hồi lâu bên mả đứa em. Bên tai tôi bỗng nghe vang rộn lên tiếng xe trâu kêu rền rỉ. Tôi nhớ ngày năm nào tận xa xưa thằng Hệ đánh xe trâu chở tôi đi vào rừng gia nhập bộ đội vệ quốc đoàn. Hai vạt áo nâu mở phanh, nó đánh chiếc xe theo vệt dường mòn kéo gỗ cứ nhẵn lỳ. Hai bánh gỗ bịt sắt cao lênh khênh lọc cọc leo dốc. Con trâu nhà tôi trái tính trái nết, bướng bỉnh. “Hầy, hầy”. Tiếng thằng Hệ thúc trâu đầy gượng nhẹ… Lần về thăm nhà năm 1959 tôi không gặp thằng Hệ. Đã ngoài hai mươi năm anh em không gặp nhau. Chắc chắn ở bên dưới kia là hài cốt thằng em trai của tôi thật, chứ không phải như ngôi mộ của tôi – không biết một người nào đang nằm dưới đó?
Nước mắt tôi cứ muốn trào ra, thằng Hệ đứa em cầm súng chiến đấu ở quê hương như thế là đã hy sinh thực. Và Thai đã đem cả gia đình tôi, cả người còn sống lần người đã chết, về đây.
– Ta ra khỏi đây thôi cháu.
Tôi buồn bã nắm bàn tay đứa trẻ.
– Ông vái đi.
Rồi nó lại thêm:
– Để con còn hạ cỗ.
Tôi chắp tay vái trước ngôi mộ thằng Hệ xong mới qua sang vái trước ngôi mộ của mình.
Con bé, rất tự nhiên, nhón tay nhặt hai nửa chiếc bánh phỏng.
Như một kẻ lang thang, chẳng biết từ lúc nào hai bàn chân đã dẫn tôi đến trước cái vòm cuốn rất tân kỳ cổng chợ Thành Cố. Nhưng vừa bước vào mới mấy bước, như phải lửa tôi đã vội vã quay trở ra. Con bé lấy làm ngạc nhiên, túm chặt lay tay tôi trì lại:
– Ông ơi, ông vào với con đi, trong chợ vui lắm!
Nó đưa tay quệt ngang mép để phi tang những mấu vụn bánh, tiếp tục chèo kéo:
– Ông vào với con đi, mạ con ngồi đàng kia rồi!
Tôi lại càng phải vội vã rút lui thật nhanh.
Ở bên ngoài cổng chợ, tôi len lỏi, chen lấn giữa đám đông như nêm, nắm chặt tay tôi cái đứa nhỏ vẫn còn cứ nằng nặc đòi đi chơi chợ, nhưng con mắt tôi không ngừng quay về sau. Tôi biết Thai đang ngồi ở đâu trong mấy dãy lều quán, sau một cái sạp hàng bày lộn xộn, la liệt trăm thứ bà dằn, từ gương lược, ruột bấc đèn đến những phong sáp, thẻ hương… Ngoài hai chục năm về trước trong cái đêm cùng tôi chống đò đi dỡ sắn trên rẫy, chắc hẳn không bao giờ Thai đoán được mình lại làm cái nghề ngồi bán hàng xén ở chợ? Thực tình sau cái hôm lần đầu biết rằng Thai là vợ người chủ ảnh quán, tôi đã tìm vào trong chợ, kéo sụp mũ xuống, lượn đi lượn lại trước cái sạp hàng xén ấy nhiều lần.
Nhưng lần này thì tôi không thể bước vào với con bé thông minh và tinh quái này ở bên cạnh. Tôi dừng trước một bà lão bán bánh phỏng trước cửa chợ, mua cho nó cả một gói.
Đến bây giờ tôi mới kịp hỏi:
– Tên cháu là gì?
– Thơm. Nghĩa là mùi thơm ấy. Còn ông tên là gì?
Tôi hơi luống cuống:
– Ông không có tên.
– Không thích ông! – Con bé bất ngờ phụng phịu – con giả ông bánh phỏng đây…
Tôi phái vội vàng bịa ra một cái tên khác cho mình và ấn lại cái gói bánh vào ngực nó. Nhưng lạ thay, mặt mũi đứa trẻ trở nên hết sức âu sầu buồn bã. Nó cụp hàng mi xuống trong lúc hỏi tôi:
– Ông không muốn gặp mạ con à?
– Thơm, sao cháu lại nói thể?
– Lúc nãy con thấy ông chạy.
Tôi cúi xuống bế xốc đứa con gái nhỏ của Thai trên tay. Tôi hôn mãi lên nửa bên mặt có cái răng khểnh của nó và cảm thấy một con mắt cùng nửa mặt bên kia của đứa trẻ đang nhìn tôi – tưởng như người chủ ảnh quán đang nhìn tôi.