Một dãy khuôn mặt người hiện ra trước mắt tôi, dọc theo một bức vách bằng gỗ dán lỗ chỗ vết đạn bắn. Chẳng khó khăn gì lắm, căn cứ vào nước thuốc và cách ăn mặc trong các bức ảnh, tôi cũng có thể nhận ra chỉ có đôi ba bức mới chụp từ ngày dọn về đây, còn thì hầu hết là những bức cũ được chụp dưới thời ngụy, khi chủ hiệu còn trương biển ở các thành phố trong Nam những năm phiêu dạt chạy bom đạn, lại có mấy bức quý giữ được từ ngày cái thị xã này còn nguyên lành, hồi chủ hiệu còn cái nhà ảnh quán hai tầng đầy khang trang trên một con phố đã bị vùi lấp.
– Cô này nguyên ngày trước là học sinh trường Bồ Đề. Người trong bãi cát. Là một trong mấy người đẹp nối tiếng của cái thị xã tỉnh lẻ này cách đây mươi năm.”
“Người thợ ảnh nay đã luống tuổi tuy vẫn còn trẻ hơn tôi nhiều đi phía sau mau mắn giới thiệu:
– Bây giờ ở đâu?
– Làm sao biết được hả thưa ông. Xưa nay, nhan sắc và chiến tranh… Có thể đã chạy ra nước ngoài, hay đã chết mất rồi? Cái thị xã Quảng Trị này, chắc ông đã biết rõ, chiến sự chà đi sát lại mấy phen, đến một nửa hòn gạch nguyên lành cũng chẳng còn thấy, giá có còn thì cũng không còn nằm ở chỗ nhà cũ. Huống hồ là con người.
– Nửa năm nay, – tôi hỏi, – người cũ chạy ra đi có trở về đây nhiều không?
– Thưa ông ít lắm. Chỉ còn chút tình quê hương chứ nhà cửa, phố xá chỉ còn một đống gạch vỡ cho cỏ lau mọc. Còn gì nữa đâu mà về.
– Về thăm, chẳng lẽ cũng không ư?
– Hồi mẩy tháng đầu, khi anh em bộ đội chưa trỏ lại đào bới hài cốt, khi máy ủi, máy xúc chưa san, cũng có nhiều gia đình trở về muốn lập nghiệp trở lại trên cái nền đất cũ. Nhưng sức hai bàn tay làm gì nổi? Ông coi, đến tìm ra chỗ cái nền nhà mình cũng khó khăn lắm. Rồi cũng chỉ ngủ lại một vài đêm giữa gạch vỡ, giữa lau lách, ngủ chung với cầy cáo, rắn rết rồi lại kéo nhau mà đi thôi, về sau này, máy móc dọn dẹp được vài đường phố, lại thấy có người trở về. Nhưng đến bây giờ, đất nền nhà, nền phố đã trở thành đất công. Phải dùng để xây dựng cơ quan, trụ sở, hội trường, với lại khu tập thể gia đình cán bộ…
– Bây giờ họ ở đâu cả?
– Như dân Do Thái. Đến bây giờ một phần lớn dân thị xã này đã lập nghiệp hẳn trong Nam, hoặc ở các tỉnh miền Trung tận phía trong, làm rừng, làm ruộng, làm biển. Mà cũng phân tán, rải rác mỗi tỉnh một ít. Nhưng cái dân Quảng Trị đi đâu cũng làm ăn càn cù, cũng nuôi nấng, che chở cách mạng, Như gia đình chúng tôi mấy năm chạy vào Sài Gòn, nhà tôi vẫn nuôi giấu cán bộ.
– Hồi ấy, có một ít bà con chạy ra được…
“Cũng cái trận hồi bảy hai, có một số may mắn chạy ra miền Bắc được, khi trở về lại được cấp đất ở ngoài Đông Hà. Hóa ra lại càng may mắn. Ở ngoài ấy có con đường số 9, có cái cửa khẩu thông sang Lào, bây giờ làm ăn, buôn bán còn dễ dàng hơn trở về trong này nhiều.
Trò chuyện vòng vo mãi, đắn đo mãi, tôi mới dám giơ tay trỏ một bức ảnh chụp một cặp vợ chồng mới cưới, mới được phóng đại và tô màu bằng thuốc nước, treo ở hàng ảnh trên cao. Người thợ ảnh hào hứng hẳn lên, mau mắn thuyết minh:
– Đây là bức ảnh kỷ niệm riêng của nhà tôi. May sao nhà tôi còn giữ được. Tôi phải mất nhiều công lắm mới khôi phục lại được bức ảnh này. Ông xem, nước ảnh chụp đã lâu… từ kháng chiến chống Pháp. Mà chắc chắn là nước ảnh của bên kháng chiến mình.
– Phải, – tôi nhấc cặp kính lão xuống chà lên vạt áo quân phục rồi đeo lên, bình phẩm – phải, anh bộ đội mặc tấm áo rét kiểu trấn thủ, đúng là bộ đội thời vệ quốc đoàn.
– Vâng, thưa ông, anh bộ đội đó đã anh dũng hy sinh, là người chồng trước đây của nhà tôi – người chủ hiệu ảnh càng cởi mở – tôi phải thuyết phục mãi nhà tôi mỏi thuận cho đem treo phòng ảnh, chiêu khách ở ngoài này.
Tôi chép miệng nhỏ:
– Nhưng để làm gì nhỉ?
– Ông hãy đi một vòng thử coi, thị xã mới tụ họp về dưới chính quyền của bên phía cách mạng ta, sau bao năm sõng dưới chế độ cũ. Cho nên các nhà hàng mới mở cửa chung quanh khu chợ Thành Cổ này nhà nào cũng treo lên một bức ảnh hay tờ tranh vẽ bộ đội duyệt binh ở quảng trường Ba Đình, lại còn mở băng nhạc cách mạng tưng bừng. Nhà hàng ảnh chúng tôi lại có cả một anh bộ đội mặc quần áo từ hồi vệ quốc đoàn đánh Tây. Có phải không ông, nó quý hiếm lắm chứ?
– Vâng, thật quý lắm! Tôi lau lại đôi mắt kính, với vẻ kín đáo tôi lại ngước mắt ngắm cái người đàn bà mới trạc chưa đến hai mươi, tươi giòn, một dáng đứng trẻ trung trông cứ von vón, đầu hơi ngả về phía vai người chồng mặc áo trấn thủ “anh dũng hy sinh”. Khác với người ta hay nói, tôi nhận thấy cái chết không hề để lại một chút dấu vết gì trên khuôn mặt người lính của một thời kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ. Một cặp mắt hình quà trám hơi xếch, một khuôn mặt vuông chữ điền của nông dân miền Trung hơi cứng, lại vẩn có nét gì lãng mạn cứ phơi phới coi nhẹ cái chết và không thèm vướng bận thế nhi, như có ngọn gió ngày đầu cách mạng đang thổi từ trong lòng.
Tôi đã xem đến bức ảnh cuối cùng. Một thiếu nữ mặt gãy có mái tóc uốn công phu, những lớp tóc như những làn sóng đang xô đuổi nhau, hai hàm răng trắng và đều đặn cắn một chiếc gọng kính mát cầm trên tay. Tôi dời mắt khỏi cái nụ cười mỉm của thiếu nữ ấy chỉ một khoảng cách chừng vài ly mét đã trông thấy một đoạn Thành cổ màu gan gà đố nát hiện ra giữa một rừng lau lách và một khoảng trống tiếp theo do khúc thành đã hoàn toàn bị san bằng, nơi cái tổ chốt của chúng tôi bao gồm toàn cán bộ bộ binh lẫn trinh sát pháo binh, hóa học, đến bây giờ chỉ còn sót lại một mình tôi còn sống – ở ngay phía sau cái khoảng thành trống hoác ấy, bây giờ hiện ra mặt nước màu kẽm của một khúc sông Thạch Hãn đang tỏa khói mơ màng, ngay bên hồi nhà của cái cửa hiệu ánh lợp bằng những tẩm ghi sắt lỗ chỗ vết đạn bắn từ hai phía.
Tôi nhìn lướt trở lại một lần thứ hai các khuôn mặt được trưng bày dọc bức vách gỗ – như lần giở nhanh một quyển an bom cũ sau bao nhiêu biến thiên ghê gớm của chiến tranh vừa nhào nặn những số phận đời người – trong lúc người thợ chụp ảnh nhắc tôi lần thứ hai:
– Mời ông vào!
Một con chó giống Đức to cao lừng lững ngang một con bê từ một khuôn cửa sổ hình chữ nhật nằm ngang mở ra lối vườn phía sau nhảy chồm vào nhà. Gian nhà trong hơi tối. Những dãy cuốn phim có lẽ vẫn còn ướt kẹp bằng những chiếc kẹp phơi quần áo bằng gỗ treo giăng giăng kín cả khuôn cửa sổ, vì thế khi con chó nhảy qua, một cuốn phim ảnh đã bị lôi xuống vướng trên tấm lưng lực lưỡng có bộ lông màu vàng sẫm như lông hố của con chó.
– Lu, Lu!
Người thợ ảnh gọi con chó bằng giọng khe khẽ đầy lịch sự, vươn dài người giơ tay nhặt lấy cuốn phim từ lưng con chó, cầm chênh chếch trong hai bàn tay, bỗng kêu lên đầy vui vé:
– Đây rồi, thế mà tìm mãi…
Một khách hàng chạy lại. Một anh bộ đội mặt mày rám nắng đầy phong trần nhưng vẫn còn khá trẻ. Tôi nhận ra anh ta bước vào nhà hàng này cùng lúc với tôi cách đây mấy ngày, trong lúc đi sóng đôi bên người vợ mới cưới đầy bẽn lẽn và rạng rỡ hạnh phúc.
– Đẹp lắm – người thợ ảnh bình phẩm, một con mắt nheo lại, giơ một ngón tay trỏ vào một khúc phim cho người bộ đội đứng dàng sau đang nhìn qua cái vai áo bờ-lu-dông màu nghệ thối có con đĩa uốn vồng lên của người thợ ảnh – đẹp lắm, theo tôi, hai “pô” sau cùng là đẹp hơn cả. Nhất là trông chị rất tự nhiên. Anh nên in thêm.
– Vâng, bác cho mỗi “pô” độ một vài chục tấm.
– Nhiều thế cơ? Thôi được – người thợ ảnh hài hước – cũng là may có con Lu Lu vô tình đã giúp tôi tìm thấy được anh chị. Đây là kết quả của cái tính lộn xộn của nhà tôi. Anh biết không, hai ngày nay hễ có khách đến lấy ảnh là tôi cứ phái lục tung lên.
Con chó to lớn đi qua trước mặt tôi với một vẻ khinh khỉnh đầy kênh kiệu, cái mặt dài thuỗn và nửa dưới đen sì không hề quay về phía tôi. Nó đứng giữa gian phòng ảnh chiêu khách bên ngoài, lơ đễnh đưa mắt ngắm những đám bụi đỏ bay cuộn tròn trong trận gió “Ông cụt” mờ mịt che khuất cả dãy đàn bà ở chợ Thành Cổ về đang đi giăng giăng ngoài bờ sông Thạch Hãn.
Trong khi bước qua cái khuôn cửa lớn phía trên đầu treo bức ảnh phóng đại tô màu cặp vợ chồng người bộ đội vệ quốc đoàn, tôi đã biết chắc chắn người đàn bà đang đứng trên đầu tôi kia phải đến trưa hay nửa chiều mới gánh gánh hàng từ ngoài chợ Thành Cổ về. Cho nên tôi có thế yên tâm rời gian phòng hẹp và sáng bên ngoài, bước vào cái gian bên trong lúc nào cũng tôi mờ mờ như một thứ ánh sáng giả trên sân khấu. Đấy không phải là một gian phòng ỏ mà chỉ dùng làm phòng chụp, với dây dợ, những ngọn đèn chiếu cùng vô số những tấm phông. Cũng như lần trước, tôi lại có cảm tưởng lọt vào giữa một cái két sắt bởi không hiểu sao người thợ ảnh lại phải dựng gian phòng chụp chắc chắn đến như vậy. Đấy là một gian phòng bốn bề đều ghép bằng ghi trần nhà, nền nhà cũng lát bằng những tẩm ghi có lỗ hoặc ghi tổ ong i-nôc có lẽ được lột từ sân bay quân sự Ái Tử hoặc một căn cứ nào đó ở chung quanh.
Chủ ảnh quán không ngớt lời xin lỗi tôi. Ông đúng sau quầy đưa ra một tệp những chiếc phong bì nhỏ bằng giấy xi măng, liên tiếp lôi ra những khuôn mặt và dáng hình người đứng ngồi đủ các kiếu. Tôi không tìm thấy tôi trong số đó. “Phiền ông nhiều quá, chúng tôi thật không phải một chút nào!” Tôi đi theo người chủ ảnh quán giàu tế nhị. Sau một bức màn bằng vái tím treo lơ lửng che khuất một góc nhỏ bên phải cái “két sắt” vẳng đưa ra giọng cười khúc khích của phụ nữ và những tiếng nói nhát gừng của một ông già nào đó khiến tôi hết sức nghi hoặc. Tôi vén lá màn nhẹ nhàng bước vào.
Cái ông già đang ngồi đó mà tôi trông thấy trước tiên khiến tôi đứng sững: Hóa ra chính là ông già tôi. Ông già tôi vẫn còn sống nhưng đã già đi đến mức thế? Cái đầu bây giờ không còn một sợi tóc, lại đầy gầu, nom cứ mốc trắng, quá nhỏ bé như đầu một con chim lớn đã bị vặt trụi hết lông. Một bộ quần áo may bằng vài chúc bâu trắng nhưng đã ngã màu cháo lòng rộng thùng thình trong cái thân thế gầy và dài cứ nguềnh ngoàng. Ông già tôi đi đâu mà lần trước đến đây tôi không thấy nhỉ? Ông đang cầm một chiếc đèn pin cột lủng lẳng hai cục pin khối giơ cao trên đầu ba cô gái và một đứa bé con trai. Trông cách ăn mặc tôi đồ chừng họ từ dưới miền biển Triệu Phong hay Hải Lăng lên. Một chiếc chậu thau tráng men đựng đầy nước để giữa, đang được chiếu sáng từ luồng đèn pin. Trên tay ông già, tay kia, cầm một đôi đũa không ngừng lật ngửa từng chiếc ảnh ớ trong chậu thau nước.
Mắt kính tôi đã ướt đẫm. Bà già tôi mất sớm. Tôi và thằng Hệ được ông già tôi nuôi từ khi một đứa lên bốn, một đứa chưa đầy năm. Lớn lên, thằng Hệ sống ở làng, còn tôi hơn nửa đời người biền biệt tận ngoài miền Bắc, mang đơn vị luồn vào đánh đấm một chập rồi rút ra đến thằng em làm du kích ở xã dưới vùng sâu cũng chẳng bao giờ được gặp. Trông thấy ông già đang ở đây, tự nhiên tôi nảy ra một mối lo sợ: Thằng Hệ chẳng còn sống? Vì thế nên Thai mới phải nuôi cha tôi. Mới đây tôi mới nghe tin phong phanh thằng Hệ đã hy sinh nhưng nguồn tin không chính xác lắm.
“Tôi vẫn đau đáu ngắm người cha gần như đã trở thành một ông già xa lạ. Tôi vẫn không thôi ngắm cái luồng ảnh sáng trên bàn tay run run đang chiếu xuyên qua cái chậu thau nước có khuôn mặt người trên giấy ảnh nằm úp sấp hoặc vừa được lật ngửa ra đang trôi nổi, , chiếu sáng trưng một một cái đêm đen như mực của mười sáu năm về trước, tôi nằm dán bụng giữa một khúc lạch nước đầy váng bẩn tanh rềnh, sau một bờ dậu bằng cây sắn. Lần trở về làng ấy có Hiềm cùng đi với tôi. Tôi căng mắt theo dõi động tỉnh của mấy nhà “liên gia” ở chung quanh. Không thấy gì khả nghi tôi mới ra ám hiệu cho Hiềm đang nằm phía sau bằng một tiếng kêu “chít, chít” như tiếng chuột. Hiềm đáp lại. Tôi bò vào. Kể từ ngày ra miền Bắc sau chiến dịch Thu – Đông năm 1951, đã tám năm tôi mới trở về nhà. Ngôi nhà cũ không còn nữa. Những vườn tiêu, những chuồng trâu cũng bị xe Mỹ ủi đi sạch. Tre pheo bao quanh nhà cũng bị ủi, chỉ thỉnh thoáng mới thấy hiện lên đột xuất ở một góc đâu đó vài đọt tre như chiếc cần câu lắt lay dựng đứng giữa đêm tối. Bò từ ngoài bờ sông Đồng Vôi vào giữa làng, tịnh không ngửi thấy mùi phân trâu, cái mùi phân trâu cái mùi phân trâu nồng nàn và quen thuộc của làng xóm yên bình. Cá xóm Đồng Vôi cứ lạnh ngắt, trống huếch trống hoác, trắng xóa như một vùng bị bệnh dịch hạch được rắc vôi bột.
Thằng Hệ bữa đó phái đi ngủ tập trung ngoài trụ sở dân vệ, chỉ có một mình ông già tôi nằm trong nhà. Ông già nằm theo dõi đã nghe thấy tôi đang nén thở nằm dán vào như con thằn lằn bên cối giã gạo đầu hồi nhà. Thật ra đâu có phái cái nhà, chỉ là một cái hộp có nóc nhọn bằng tôn. Tôi bò lần về phía cửa trước, đưa mấy ngón tay cào lên tấm tôn che cửa. Đến lần thứ ba mới nghe tiếng trở mình rất khẽ, ông già mở cứa bước ra đi đái. Lúc trở vào, thấy tôi đã ngồi giữa nhà, ông lão không hề lấy làm lạ, trong cuống họng bật lên mấy tiếng “hực, hực” nhưng vội nén ngay, đưa tay sờ hết mặt mũi tôi. Câu đầu tiên tôi hỏi ông già:
– Thai nó đâu hả cha?”
-Trên nhà lao tỉnh.
– Chúng bắt vợ con vì tội gì?
– Vì có chồng ớ miền ngoài.
Tôi ngồi nghi một lúc:
– Hay là… lại bàn tay thằng Nhi?
– Nó chứ ai, bây giờ nó làm chức gì ở trên quận. Cỡi xe máy về làng luôn luôn. Nó đang theo dò cái nhà này chặt lắm. – Lặng thinh một lúc cha tôi lại nói tiếp. – Cha có nghe con đã trò về trong này. Lại nghe từ mồm chúng nó nói.
– Thường đêm chúng nó có phục quanh nhà mình không? – Tôi hỏi.
– Có. Vài đêm lại thấy có đứa cào cửa, xưng tên là thằng Lực trên xanh về. Cha nằm trong nhà nghe hơi thở của chúng nó, biết ngay..
Ông già lại “hực hực”, lại đưa tay sờ mặt tôi:
– Con đi đi! Làm sao con phải vượt qua sông trước canh hai.
Tôi dùng dằng bên người cha mất một hồi lâu. Cha tôi phải xô ra. Tôi với Hiềm bơi qua sông Đồng Vôi, sắp đạp sang bờ bên kia thì nghe bên này có tiếng hô hoán, tiếng mõ đánh, được một lúc thấy đạn bắn nhoáng nhoáng vàng cả mặt nước.
Toi cũng chỉ có dịp về nhà một lần ấy. Một năm sau tôi lại bị rút đi trở về chủ lực. Công việc dưới vùng sâu bàn giao lại cho Hiềm.
Chỉ cách đây mấy ngày, tôi có đảo qua về xóm Đồng vôi cùng một tổ trong đoàn “chính sách” mục đích tìm mộ Hiềm nhưng không thể nào tìm thấy. Khoảng một năm sau lần tôi trở về, địch đã dồn hết dân xóm Đồng Vôi của tôi vào trong khu tập trung Cùa, để nắm dân cho được chặt hon. Đồng Vôi bây giờ là một khu rùng hoang ban ngày cò đỗ cứ trắng cả và ban đêm đom đóm bay sáng đất, lạ quá, y như đã trở thành xứ đất riêng của loài đom đóm. Về cái chết của tôi, sau nửa tháng kế từ ngày tôi phát hiện ra tất cả dấu vết của mình ở cái hiệu ảnh – mới được lý giải, tôi mới vỡ nhẽ: Vào một buổi trưa sau ngày Thai đi tù về chưa đầy hai tháng có một người đàn bà trong xóm vác cái phạng đi qua ngoài hàng rào cây sắn. Đi qua nhà tôi, người đàn bà không nhìn vào, chỉ giả vờ vấp một cái đánh rơi cái phạng, cúi xuống nhặt, miệng thốt lên một câu trống không: “Ra bờ sông mà coi kìa, cá lẹc rúc bèo tây chết ươn thối!”.
Lúc bấy giờ Thai, vợ tôi, nghe xong liền biến sắc. Vứt chiếc áo đang vá dở, Thai chạy vào nhà bếp giựt cái giỏ treo trên bức vách liếp, thong thả đi ra bờ sông. Hai bờ sông vắng hoe. Có quãng bèo tây giạt về bịt kín mặt nước. Thai nhảy ùm xuống nước, vét bùn trát đầy người nhem nhuốc, một tay xách giỏ, một tay cầm chiếc nia sắt có ngạnh, cứ dọc sông mà đi. Đến một cái âu nơi dân xóm ngày trước đào lấy đá ong về xây tường – thấy một cái xác người nằm ngửa. Thai đi qua, cố ý đi chậm lại, đưa mắt nhìn xuống. Xa tôi đã tám năm nhưng Thai vẫn nhớ rõ ràng mặt mũi tôi, cái người đàn ông hai tay bị trói giật cánh khuỷu, có nhiều vết dao đâm trên người, đang nằm rúc trong đám bèo tây.
Đêm hôm ấy, Thai, thằng Hệ và cha tôi cùng mấy đồng chí cũ tìm cách bí mật đưa tôi về được trong xóm, hì hục chôn cất. Không một que nhang, không một tiếng khóc.