112 – Cỏ tranh

Tên khác: Gạn (Dao).

Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) P. Beauv., Họ Lúa (Poaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống nhiều năm, có thân rễ dài. Thân khí sinh cao 0,6-1,2 m, có lông ở các đốt. Lá hình dải hẹp giống lá lúa, mặt trên ráp, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc. Cụm hoa dài 5-20 cm, màu trắng, gồm nhiều bông nhỏ, thường xếp đôi một. Hoa có cấu tạo đặc biệt. Bao hoa gồm có các “mày” với hình dạng và kích thước khác nhau. Quả loại thóc trong trấu.

Nơi mọc

Cây mọc hoang khắp nơi, từ đồng bằng, trung du đến miền núi. Rất khó tiêu diệt, vì có thân rễ sống dai.

Bộ phận làm thuốc.

Thân rễ, dân gian gọi là “rễ cỏ tranh” có màu trắng ngà hay vàng nhạt, Đông y gọi là bạch mao căn.

Thành phần hóa học

Thân rễ có các biphenyl ether cylyndol A và B, phenol imperanen, cylindrren.

Công dụng

 – Thân rễ có vị ngọt, tính mát, là một vị thuốc giải nhiệt, thông tiểu tiện và giải độc. Còn dùng chữa phù thũng, đái buốt, đái rát, đái ra máu, để giải độc do ăn phải củ nâu trắng (Dioscorea hispida Dennst).

 – Hoa cỏ tranh cũng có tác dụng như thân rễ cỏ tranh.

Bài thuốc giải độc do cà độc dược có công thức sau;

Thân rễ cỏ tranh: 40g

Cây mía: 400g

Giã nát, ép lấy nước, trộn với nước của một trái dừa để uống.

error: Content is protected !!