108 – Bòn bọt

Tên khác: Cây bọt ếch, cây chè bọt, cây sóc (miền Nam), lồ dao nhồng (Dao).

Tên khoa học: Glochidion eriocarpum Champ., Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, thường mọc thành bụi. Cành non màu đỏ tím, có nhiều lông ngắn. Lá mọc so le, có lá kèm. Phiến lá hình trứng, dài 6-8 cm, rộng 2-3 cm, có lông ở cả hai mặt lá, thoạt trông giống như lá mơ lông. Hoa nhỏ, đơn tính, có 2-3 hoa ở kẽ lá, gồm cả hoa đực và hoa cái. Quả hình cầu dẹt, có nhiều múi, khi chín màu đỏ.

Nơi mọc

Cây mọc hoang ở vùng trung du và miền núi nước ta.

Bộ phận làm thuốc.

Cành và lá. Dùng tươi hay khô.

Thành phần hóa học

Trong thân và lá đều có tanin (khoảng 10% trong lá, 12-15% trong vỏ thân) và saponin, steroid.

Công dụng

 – Theo kinh nghiệm dân gian, cây bòn bọt dùng để chữa rắn độc cắn (giã lá, vắt lấy nước uống, còn bã đắp lên vết thương), hoặc dị ứng do sơn (lấy cả cành lá sắc lấy nước để rửa).

 – Có nơi còn dùng chữa ỉa chảy, chữa lỵ trực khuẩn.

 – Viện Quân y 108 và Bệnh viện Bắc Giang dùng lá cây này chữa phù thũng, cả phù do thận, với liều 35g lá khô/ ngày, sắc uống. Kết quả tốt. (Y học thực hành – 8/1963).

error: Content is protected !!