35 – Cây cam thảo

Tên khác: Dây chi chi, dây cườm cườm, tương tư đằng.

Tên khoa học: Arbus precatorius L. Họ Đậu (Fabaceae)

Mô tả

Dây leo, dài tới vài mét, có cành mảnh. Lá kép một lần hình lông chim chẵn, mang 8-15 đôi lá chét nhỏ hình bầu dục. Phiến lá chét dài 9-15 mm, rộng 3-8 mm. Hoa màu hồng, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả dẹt, dài 3-5 cm, rộng 1,2-1,5 cm, vỏ quả có lông ngắn, phồng ở chỗ có hạt. Mỗi quả có từ 3-6 hạt hình trứng. Vỏ hạt cứng, nhẵn bóng, màu đỏ, có một vết đen lớn quanh rốn hạt.

Nơi mọc

Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm thuốc (dùng rễ và thân mang lá).

Bộ phận độc và chất độc

Hạt có chứa chất độc là abrin, abraslin và một số chất khác. Chất abrin có độc tính mạnh hơn. Đó là một toc albumin tương tự như chất ricin của hạt thầu dầu, có tác dụng phá hủy hồng cầu ở nồng độ rất nhỏ (1 phần triệu) và làm hủy hoại các tế bào khác. Chỉ cần nhai nát 5-10 hạt đã có thể bị ngộ độc, chết người. Nhưng nếu nuốt nguyên hạt thì hầu như không bị độc, vì hạt có vỏ cứng ngăn cản sự hấp thụ chất độc vào cơ thể.

Triệu chứng ngộ độc

Khi ăn phải hạt sống, sau vài giờ thấy buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, khó thở, da tím tái, trụy tim mạch, đái ít. Cuối cùng xuất hiện sự tan máu và đái ra máu. Có thể chết.

Một số dân tộc vùng Tây Ấn dùng hạt cây này để đầu độc. Chất độc này dính vào chỗ xước da sẽ gây loét tại chỗ. Nếu ngấm vào máu sẽ làm chết trong vòng 48 giờ.

Giải độc và điều trị

Phải kịp thời gây nôn, rửa dạ dày, gây ỉa chảy, rồi tiêm truyền nước muối sinh lý hoặc dung dịch gluose 5%. Có thể cho uống nước sắc cây kim ngân. Nếu xuất hiện sự tan máu (đái ra máu) và khó thở thì phải cho thở oxy và truyền máu.

Chú ý

Lá cây này có vị ngọt, trong D)ông y dùng để chữa cảm nắng, sốt, ho: dùng 15 gam, sắc uống. Có thể dùng để giải độc: 50-60 gam, sắc uống, hòa thêm bột đậu xanh.

error: Content is protected !!