Tên khác: Cây đậu thự.
Tên khoa học: Pachyrhizus erosus (L.) Urb. Họ Đậu (Fabaceae)
Mô tả
Cây thảo, thân leo. Rễ củ nạc, to, hình con quay. Lá kép mọc so le, có ba lá chét mỏng. Lá chét dài 4-8 cm, rộng 4-12 cm. Hoa màu tím nhạt, tụ họp thành chùm dài ở n1ch lá. Quả loại đậu, dài 12cm, rộng khoảng 12mm, mặt ngoài hơi có lông, chứa 7-9 hạt to nhẵn, màu nâu đỏ.
Nơi mọc
Cây được trồng khắp nơi ở nước ta để lấy củ ăn (ăn sống hoặc nấu chín).
Bộ phận độc và chất độc
Lá và hạt đều độc. Hạt có chứa 0.56-1% rotenon, pachyrizon, rachyrizin và một số chất khác độc đối với người, với cá và sâu bọ.
Lá có retonoid pachyrhizin và các steroid tự do, độc đối với động vật nhai lại nhưng không độc đối với ngựa.
Triệu chứng ngộ độc
Nôn mửa, ỉa chảy, hạ đường huyết, loạn nhịp tim, co giật, mê man. CUối cùng bị chết do suy hô hấp cấp.
Giải độc và điều trị
Theo phương pháp giải độc cấp tính chung.
Chú thích
Một số nơi dùng hạt củ đậu giã nhỏ để làm thuốc trừ sâu, trừ rrệp cây bông, thuốc lá (1kg hạt của đậu giã nhỏ hòa vào 200 lít nước, thêm ít xà phòng rồi phung), trộn với dầu để bôi chữa ghẻ và một số bịnh ngoài da. Phải thận trọng vì hạt có chất độc.