Dân gian jể rằng Thiên Hộ Dương tên thật là Võ Duy Dương, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, cha mất sớm. Lúc nhỏ, ông đã có tiếng là khỏe mạnh và … ăn nhiều. Mẹ ông tần tảo hôm sớm, nhưng không sao lo đủ cái ăn cho ông.
Bà rất thương con, nhưng buộc lòng phải để ông đi chăn trầu cho một nhà phú thương trong làng, không lấy tiền công, chỉ nhận đủ gạo cho ông ăn.
Ông thường cùng các bạn chăn trâu tổ chức đánh trận giả, vật lộn, … làm trò chơi. Một lần, vì không lường được sức mạnh của mình, trong khi chời đùa ông lỡ tay làm chết một người bạn. Được tin có án mạng, quan tri phủ sở tại cho lính về làng áp giải ông lên phủ đường để xét hỏi. Hai người lính đến bắt ông trói lại để dẫn đi, ông vung tay một cái làm hai người ngã lăn, họ đành chạy về báo lại với quan phủ. Tri phủ sai thêm bốn người lính nữa, nhưng cũng không làm gì được ông.
Sau cùng, tri phủ đích thân đến, ông hkông trốn tránh, mà ra tận đầu làng đón quan phủ về nhà để trình bày rành mạch việc lỡ tay gây án mạng. Quan phủ hỏi mẹ ông về sức mạnh của ông. Bà cho biết từ nhỏ đến lớn ông cũng bình thường như bao đứa trẻ khác và cũng không có học võ nghệ chi hết.
Quan phủ hết sức ngạc nhiên, sau một lát suy nghĩ, quan nói với mẹ ông sẽ không bắt tội mà sẽ lo bồi thường cho nạn nhân với điều kiện ông phải về làm con nuôi quan phủ. Không còn cách nào khác, bà mẹ đành nhận theo.
Thế là ông về ở với quan phủ. Quan phủ cho ông học văn, nhưng chưa tìm được thầy dạy võ thích hợp cho ông. Do vậy, khi đi đâu, quan phủ đều đem ông theo để bảo vệ cho mình.
Một hôm, quan phủ có việc trong hoàng thành, ông bách bộ ngắm cảnh sông Hương, núi Ngự. Bỗng có tiếng trống quan thúc dữ dội và tiếng la hét vang rền phía bờ sông, ông nhanh chân tiến về phía đó. Thì ra đang là mùa nước đổ, một bw2 gỗ của vua đứt dây trôi phăng phăng giữa dòng nước. Gần bốn mươi người lính ra sức kéo lại nhưng bè vẫn cứ trôi. Người đi đường dừng lại vừa xem vừa bàn tán, ông cũng bàn góp.
– Tới cả bốn chục người mà không kéo cái bè này dừng lại được thì làm sao mà neo lại?
Không ngờ một viên quan chánh đột xuất đứng gần nghe được, quay lại sừng sộ.
– A, cái thằng nhỏ này giỏi thiệt, vậy mi thử kéo cho ta xem nào! Nếu không được thì đừng trách ta.
Ông đồng ý, viên đội bảo người lính bỏ dây ra. Ông nắm lấy dây và xuống tấn kéo … Cái bè từ từ dừng lại, rồi tiến ngược dòng nước. Đến gần một gốc cổ thụ, ông neo bà lại giữa tiếng vỗ tay hoan hô của lính tráng và người đi đường.
Tan chầu nghe ồn, vua và các quan ngự giá ra xem. Viên chánh đột xuất trình bày mọi việc. Vua liền cho đói Võ Duy Dương. Thấy vậy, quan phủ lật đật tâu với vua về sức mạnh của ông. Nhà vua lấy làm lạ, không tin, truyền cho ông tới võ đường để thử sức.
Tại đây, trong tiếng trống quân dồn dập, ông cử một cái đỉnh đồng nặng hai trăm cân, đi mươi bước rồi đế xuống, mặt không hề biến sắc. Sau đó, ông cử một lần năm trái linh, mỗi trái nặng sáu mươi cân. Mỗi tay xách hai trái, miệng cắn một trái. Vua và triều thần hết lời khen ngợi. Thấy ông còn nhỏ tuổi nhà vua giữ lại kinh để luyện tập.
Bề nếp sinh ohạt ràng buộc ở cung đình không phù hợp với tính tình phóng khoáng của ông, nên sau một thơeì gian ông tình nguyện đi theo Nguyễn Tri Phương mộ lính đồn điền. Nhờ có công, nên ông được phong làm chánh bát phẩm Thiện hộ và mọi người ông là Thiên Hộ Dương hay Ngũ linh Thiên hộ.
Theo lời kể của bác Tư Tề, 64 tuổi. Thầy thuốc bắc tại chợ Cao Lãnh, Đồng Tháp.