Giới thiệu
Xe thổ mộ là loại phương tiện đi lại phổ biến ở vùng Sài Gòn – Gia Định vào những năm 50 của thế kỷ XIX.
Đây là một loại xe ngựa (một ngựa kéo) bắt nguồn từ kiểu cỗ xe song mã sang trọng của Pháp. Sau đó được người dân Miền Nam chế tác, cải tiến lại cho phù hợp với điều kiện và địa hình của miền quê sông nước. Đồng thời kiểu xe cũng chịu ảnh hưởng từ xe ngựa của người Trung Quốc xưa.
Xe dùng để chở người đi lại trong vùng hay vận chuyển hàng rau cải từ những vùng quê lên Sài Gòn. Mỗi khi có việc đi lại trong vùng, đi mua sắm, thăm viếng, cưới xin. Người ta đều chọn phương tiện xe ngựa vì tính tiện lợi của nó.
Thời điểm lúc bấy giờ, xe ngựa vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi. Người ta có thể lên xuống bất kỳ chỗ nào.
Tên gọi Thổ mộ
Về tên gọi xe thổ mộ được đặt có thể vì cái mui khum giống ngôi mộ (đầu được dùng để chở quan tài ra mộ để chôn). Hoặc thổ mộ là tên gọi trại từ xe thảo mã của Trung Quốc (tiếng Quảng Đông: “xe độc mả”). Hay thổ mộ là cách gọi tắt nói nhanh của địa danh Thủ Dầu Một.
Về xuất xứ của chiếc xe thổ mộ đầu tiên ở Nam Bộ. Có người cho là ở Sài Gòn nhưng cũng có ý kiến cho rằng xe thổ mộ có ở Bình Dương.
Và điều này đã được khẳng định trong câu vè:
“Khô như bánh tráng là chợ Phan Rang.
Xe thổ mộ dọc ngang là chợ Thủ Dầu Một,
Chẳng lo ngập lụt là chợ Bưng Cầu…“
Chế tác xe thổ mộ
Xe thổ mộ có thùng, hay là khoang chứa người, dài 1,18m đến 1,2m, chiều cao 1m. Thùng xe bằng gỗ mít.
Phía trên chia làm ba ô cửa sổ, chiều ngang (bề rộng) thùng xe 0,85m đặt chồng lên hai gọng (để kết nối với càng xe) dài 2,7m (từ cuối thùng đến đầu gọng) vít cứng trên bộ nhíp thép bốn lá (bốn trên bốn dưới) hình trái khế (ô-van). Để tạo đàn hồi nâng thùng xe thăng bằng khi xe chạy. Cặp vào một thanh ví bằng thép, hai đầu trui đến độ thép xanh luồn vào hai ổ trục (không dùng bạc đạn).
Xe thổ mộ có những yêu cầu rất khắt khe và chế tác kỳ công. Kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao của thùng xe phải cân bằng, đúng quy định. Trên thùng xe phải trổ ba cửa sổ với khoảng cách đều nhau. Các chi tiết của xe thổ mộ phải chính xác, có độ cheo, độ xê dịch để khi di chuyển không bị chao. Khó nhất là giai đoạn đặt nhíp, cân bằng khung xe.
Vật liệu làm xe phần lớn từ gỗ giáng hương hoặc gỗ cây chò. Đây là hai loại gỗ quý, bền và có độ đàn hồi cao. Mỗi bánh xe được ghép từ sáu mảnh gỗ gắn với 12 chiếc tăm cắm vào trục bánh xe.
Sau đó, dùng vòng sắt quấn quanh bảo vệ bánh gỗ tạo thành một chiếc vành. Và dùng nệm cao su nịt chặt vòng ngoài. Bánh xe được làm hoàn toàn từ gỗ và cao su làm cho xe phát ra tiếng kêu lách cách đều đều ở bánh xe kết hợp với tiếng chuông ở cổ ngựa. Để đóng được một chiếc xe thổ mộ truyền thống, ngoài tay nghề và vốn hiểu biết và tính kiên trì, nhẫn nại.
Sử dụng
Xe có thể chở 8 -10 hành khách, hoặc chở hàng hóa rau cải bông hoa độ vài ba trăm ký. Một chiếc xe ngựa thông thường chở được 5, 6 người cùng với quang gánh, thúng mủng. Hay tất tật những gì tương đương mà sức ngựa có thể mang.
Xe không có băng ghế cho khách ngồi. Khách chỉ ngồi gọn lỏm một sàn xe trải lên chiếc chiếu bóng. Khách đi xe cùng nhau “an tọa” trên sàn xe, túm tụm co chân bó gối suốt hành trình.
Dấu ấn
Xe thổ mộ có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, hành khách. Vì thời đó các phương tiện giao thông đường bộ chưa phát triển.
Xe thổ mộ đã để lại nhiều kỷ niệm đối với người dân Nam Bộ. Và cũng là một nét văn hoá, lịch sử của vùng đất Nam kỳ lục tỉnh xưa. Tiếng lọc cọc bánh xe như còn vang vọng mãi.