1 – Cá chậu chim lồng.
Cơ hội sẵn sàng.
2 – Cá khô có trứng.
Vi dụ chuyện phi thường, người cùng túng mà còn gặp may.
3 – Cá không ăn muối cá ươn, con không nghe mẹ trăm đường con hư.
Muối để mà giữ con cá cho khỏi hư khỏi thúi, mà con cá ươn thì lại không thấm muối.
4 – Cá sẩy cá lớn.
Con cá sẩy không ai ngó thấy, cho nên có lẽ gạt người ta mà nói là con cá lớn, có ý chê người hay khoe khoang về sự người ta không ngó thấy.
5 – Cá khô gặp nước.
Cá mắc nắng hạn, gặp nước mưa rào thì mừng rỡ mình khỏi chết khô; ví với người mắc hoạn nạn mà gặp phước.
6 – Cà răng múc mắt.
Nói về người mắc nợ cùng cố, tiền bạc đòi không trả, nhăn răng giơ mắt; có giận cho lắm, cũng chẳng có lẽ cà răng múc mắt mà trừ.
7 – Cả vóc cả keo.
Có câu rằng: trèo cao té nặng; song xác nặng, ở đâu té cũng nặng. Hễ kẻ cao sang chẳng ngã, ngã thì đau, nghĩa là vinh bao nhiêu, nhục bấy nhiêu; thường nói về người béo chắc, chẳng mấy khi đau, mà hễ có đau thì nặng hơn người ốm yếu.
8 – Cả vú lấp miệng em.
Con thơ bé thường gọi là em; hiểu nghĩa là người lớn ỷ thế hiếp người nhỏ, không cho phân nói lẽ phải chăng.
9 – Các hữu sở trường.
Nghĩa là mỗi người đều có chỗ hay riêng.
10 – Cầm cân thăng bằng.
Nghĩa là giữ phép công bình.
11 – Cầ dầu có hòng ướt aty.
Giữ cho lắm cũng chẳng khỏi thâm hao.
12 – Cầm khỉ một ngày, biết khỉ múa.
Có gần thì dễ biết tính ý, nói về đứa ăn đứa ở, có gần nó, thì hiểu đặng tính nết nó ít nhiều.
13 – Câm hay ngóng, ngọng hay nói.
Kẻ câm tức mình muốn nói, cho nên hay ngóng; kẻ ngọng muốn sửa tiếng nói, ấm ức không chịu làm thinh, cho nên hay nói, đều là bịnh tự nhiên.
14 – Cám treo, để heo nhịn đói.
Có mà không cho ăn.
15 – Cẩn bất như chuyên.
Siêng chẳng bằng chăm chỉ; siên năng nong nả có khi ngưng việc, chăm chỉ thì là có ý làm hoài hoài.
16 – Cận đâu xâu đó.
Nói về việc làng hay cứ dân gần mà bắt xâu; người ta lại hiểu rằng gần đâu cứ đó.
17 – Cạo nước tới cái.
Tới việc sẽ hay, hay là tới đâu hay đó.
18 – Cắn răng, chằn con mắt.
Cắn rằng thì là ngậm miệng không nói; chằn con mắt thì là bách con mắt ra mà coi, nghĩa là rán sức ra mà chịu.
19 – Cận thủy tri ngư, cận lâm thức điểu.
Gần nước biết cá, gần rừng biết chim, nước rừng là chỗ ổ cá chim, càng h ần gũi càng biết tính ý.
20 – Canh điền bất kiến điểu, hòa thục điểu phi lai.
Cày ruộng chẳng thấy chim, lúa chín chim bay tới; khi khó nhọc thì không thấy người, lúc ăn chơi lại có người, cũng như nói ăn giùm thì có, làm giùm thì không.
21 – Cao bay xa chạy.
Cao bay như chim, chạy hay như ngựa, nghĩa là có tài bay nhẩy.
22 – Cao điểu tận, lương cung tàng.
Con chim bay cao chết, cái cung hay giấu, nghĩa là có việc thì dùng, dùng đặng việc hay là hết việc thì bỏ, có ý trách kẻ làm vua chúa, dùng người không có ân hậu.
23 – Cao lễ dễ thưa.
Có ý nói châm qui kẻ làm quan hay dụng tình, tư vị nhiều tiền, bẩm thưa việc chi cũng dễ.
24 – Cao nấm, ấm mồ.
Ngưu manh, mã lạp, thì là nấm mả, nấm mả cao dày thì mồ phần ấm cúng, bền vững lâu dài, nói tỉ phước đức cha mẹ cao dày, thì con cháu đặng nhờ lâu xa.
25 – Cao nhơn tất hữu cao nhơn trị.
Người cao trí ắt có người cao trí trị, ấy là lời khuyên người đời chẳng khá cậy tài, xưng mình rằng hơn kẻ khác.
26 – Cắt kê, yên dụng ngưu đao.
Cắt gà, chẳng phải dùng dao trâu; nghĩa là làm việc nhỏ chẳng phải dùng trí lớn, ấy là một lời nói một người anh hùng đời xưa.
27 – Cầu danh bất cầu lợi
Cáo câu rằng, danh hưng lợi tùng; nghĩa là danh lợi không lìa nhau, hễ muốn danh thì ngụ đều muốn lợi; lời nói cầu danh mà không thèm cầu lợi, cũng là lời nói khoa trương.
28 – Cây có cội nước có nguồn.
Có câu rằng: mộc bổn thủy nguyên, là chính chữ lời nôm dịch ra. Ai ai đều phải suy ông bà cha mẹ làm cội rễ, kẻ chẳng nhìn biết ông bà, hay là đứng sanh thành ông bà, thì là vong bổn.
29 – Cây đa cũ bến đò xưa
Cây đa cũ, là chỗ mình nghỉ mát; bến đò xưa, là chỗ mình đã qua đó; đều chỉ là chỗ cố cựu, người có nghĩa không nên quên.
30 – Cây độc không trái, gái độc không con.
Ấy là lời trù, cây độc không đáng sanh trái, cũng như gái độc không đáng sanh con. Vị tất là cây độc không trái, vị tất là gái độc không con, có câu rằng: cây độc sanh trái độc.
31 – Cây không trồng không tiếc, con không đẻ không thương.
Có biết khó nhọc thì mới biết thương tiếc, cho nên của không đổ mồ hôi xót con mắt, thì không biết tiếc.
32 – Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng.
Nghĩa là không thể làm hòa, một đàng nhịn, một đàng không nhịn, thì làm cớ cho sanh sự cãi lẩy rầy rạc chẳng thôi, ấy là nghĩa thường.
33 – Cây nhà lá vườn.
Nghĩa là vật ăn sẵn chẳng phải tốn tiền mua, có ý nói về cây trái.
34 – Cây vạy ghét mực tàu ngay
Chỉ nghĩa là người quấy không ưa lẽ phải; lại mực tàu bày cây vạy, lẽ thật chói lẽ tà, cho nên thẳng mực tàu thì đau lòng gỗ.