Chương 2: Cuộc chiến giữa các giới tính

Trong chương trước, chúng ta đã thấy rằng những nỗ lực để hiểu được bản năng sinh dục của con ngưòi phải được bắt đầu bằng việc chúng ta thoát ra khỏi quan điểm sai lệch của chính chúng ta về con người. Con người là con vật đặc biệt vì rằng các cá thể cha và mẹ thường sống cùng nhau sau khi giao phối và cả hai đều tham gia nuôi dạy con cái. Không ai có thể khẳng định rằng những đóng góp trong việc nuôi dưỡng con cái của cha và mẹ là như nhau: vai trò của cả hai không cần đối trong tất cả các hình thái xã hội cũng như trong các cuộc hôn nhân. Nhưng phần lớn đàn ông đều tham gia nuôi dạy con cái của họ, ngay ca khi đó chi là việc cưng cấp thức an, bảo vệ, hav chỉ là một mái nhà. Chúng ta coi những dóng góp đó là lẽ dĩ nhiên, và những điều này dược quy định trong luật, chẳng hạn như, người cha phải chu cấp cho con sau khi li hôn và thậm chí là một phụ nữ dù chưa kết hôn nhưng có thể yêu cầu I Igưừi đàn ông chu cấp cho con của cô ta nếu như xét nghiệm di truyền cho thấy đó là cha của đứa trẻ.

Nhưng điều đó chính là quan điểm sai lệch của con người. Đáng tiếc thay, về bình đẳng giới, con người là ngoại lệ trong thế giới động vật, đặc biệt là trong lớp động vật có vú. Nếu như đười ươi , hươu cao cổ và phần lớn các loài động vật có vú khác có thể nói lên ý kiến của mình thì chúng sẽ nhạo báng điều luật chu cấp cho con. Phần lớn con đực trong lớp động vật có vú không sống cùng con của chúng hoặc sống cùng với con cái sau khi thụ tinh cho nó, con đực quá bận bịu với việc tìm kiếm con cái khác để giao phối. Con đực nói chung, không chỉ ở lớp động vật có vú, ít phải chăm sóc lũ con mà nó sinh ra hơn con cái.

Tuy nhiên, cũng có một số ít ngoại lệ đối với mô hình theo chủ nghĩa sô vanh này. Ở một số loài chùn, ví dụ như chim lội nước và chim choắt hoa , con đực có vai trò ấp trứng và nuôi dạy chim non, trong khi con cái đi tìm con đực khác để tiếp tục thụ tinh và nuôi con cho nó. Con đực ở một số loài cá (như cá ngựa và cá gai) và một số con đực ở lớp động vật lưỡng cư (như cóc bà mụ) sẽ chăm sóc trứng trong tổ hoặc bảo vệ trứng trong miệng, trong túi hoặc trên lưng. Chúng ta có thể giải thích như thế nào đồng thời cả mô hình chung: con cái chăm sóc con, và một số ngoại lệ?

Chúng ta có thể giải đáp câu hỏi đó nếu như hiểu được rằng gen quy định tập tính, cũng như những gen quy định tính kháng bệnh sốt rét và gen quy định bộ răng đều chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Kiểu tập tính giúp các cá thể trong một loài truyền đạt gen của chúng không nhất thiết có ích cho loài khác. Cụ thể là, cá thể đực và l ái sau khi giao phối để sản sinh ra trứng được thụ tinh sẽ phải “lựa chọn” trong số một loạt các tập lính. Cả con đực và con cái có nên để trứng đã thụ linh tự phát triển và tiếp tục tiến hành giao phối tạo ra trứng thụ tinh khác, giao phối với chính bạn linh đó hoặc là giao phối vói một bạn tình mới? Một mặt, thời gian cho giao phối được dành cho việc chăm sóc con có thể làm tăng khả năng sống sót của trứng thụ tinh đầu tiên. Nếu như điều đó Xity ra, cặp bố mẹ đó sẽ phải đối mặt với các lựa chọn khác, đó là, cả con đực và con cái cùng chăm HÓC trứng đã thụ tính hay chi con cái hoặc chỉ cần con đực làm nhiệm vụ này. Một mặt khác, nếu Irứng đã thụ tinh có khả năng sống sót 10% mà không cần tới sự chăm sóc của cha mẹ, và nếu thời gian dành để chăm sóc trứng được dùng cho việc tạo thêm 1.000 trứng thụ tinh mới, thì cả con đực và con cái tốt nhất nên để mặc trứng đã thụ tinh đầu tiên tự phát triển và tiếp tục giao phối tạo thêm nhiều trứng thụ tinh hơn.

Tôi đã đề cập đến các khả năng bằng thuật ngữ “lựa chọn”. Thuật ngữ này làm cho ta có cảm giác động vật có thể suy nghĩ như con người, cẩn thận đánh giá các khả năng và cuối cùng chọn một khả năng thích hợp nhất để phát triển lợi ích của chính nó. Dĩ nhiên, điều đó không xảy ra ờ động vật, nhiều trong số cái gọi là lựa chọn thực tế được lập trình trong sinh lí và giải phẫu hình thể của động vật. Ví dụ, kanguru cái, chứ không phải là kanguru đực, đã chọn hình thức mang túi để có thể che chở cho con. Nhiều hoặc tất cả các lựa chọn còn lại là những lựa chọn thích hợp về mặt giải phẫu đối với mỗi giới (đực hoặc cái), nhưng động vật có những bản năng được lập trình khác, bản năng giúp chúng thực hiện (hoặc không thực hiện) việc chăm sóc con. Những lựa chọn tập tính mang tính bản năng đó có thể rất khác nhau ở hai giới trong cùng loài. Ví dụ, trong các cặp chim bố và mẹ, cả chim hải âu trống và mái, đà điểu trống chứ không phải đà điểu mái, và ở loài chim ruồi là con mái chứ không phải con trống hay không một con bố mẹ nào ở loài gà tây có bản năng mang thức ăn về cho con non của chúng, mặc dù cả hai giới tính trong tất cả các loài trên hoàn toàn có khả năng thực hiện điều này về mật cấu trúc vật lí và giải phẫu.

Giải phẫu học, sinh lí học và bản năng, nền tảng cho sự chăm sóc con cái, tất cả đều được chọn lọc tự nhiên lập trình về mặt di truyền. Một cách tổng thể, tất cả các yếu tố đó tạo thành cái mà các nhà sinh học gọi là chiến lược sinh sản. Cụ thể là, các đột biến hoặc tổ hợp di truyền ở chim bố mẹ có thể làm tăng cường hoặc giảm bớt bản năng cung cấp thức ăn cho chim non và cũng tác động hoàn toàn khác nhau ở hai giốỉ trong cùng loài. Những bản năng này dường như có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng chim non sống sót, mang gen di truyền của cặp bố mẹ. Rõ ràng chim non nào nhận thức ăn từ bố mẹ sẽ có khả năng sống sót cao hơn, nhưng chúng ta cũng sẽ thấy rằng một cặp bố mẹ “quên” không cung cấp thức ăn cho con cũng có chiến lược khác để tăng cường khả năng truyền gen của chúng. Do vậy, ảnh hưởng của gen tạo ra bán năng mang thức ăn cho con ở chim bố mẹ có thể có tác động làm tăng hay giảm số lượng con mang gen của chúng, điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố sinh thái và sinh học mà chúng ta sẽ lliáo luận sau.

Các gen quy định các cấu trúc giải phẫu cụ thể hoặc các bản năng giúp đảm bảo khả năng sống sót của những con mang chính những gen đó sẽ có xu hướng tăng tần suất trong vốn gen. Hay nói cách khác, cấu trúc giải phẫu và các bản năng tăng cường khả năng sống sót và sinh sản có khuynh hướng được hình thành (được lập trình về mặt di truyền) nhờ chọn lọc tự nhiên. Nhưng việc cần phải giải thích một cách dài dòng giống như thế này lại thường xảy ra ở bất kì cuộc thảo luận nào thuộc lĩnh vực sinh học tiến hóa. Do đó, các nhà sinh học theo thói quen, thường dùng ngôn ngữ của con người để cô đọng những giải thích này, ví dụ như, họ nói rằng một con vật “chọn” làm điều gì đó hoặc thực hiện một chiến lược nhất định. Chúng ta không nên hiểu nhầm những ngôn ngữ vắn tắt này có nghĩa rằng động vật có thể suv nghĩ, tính toán một cách có ý thức.

Đã từ lâu rồi, các nhà sinh học tiến hóa đã nghĩ rằng chọn lọc tự nhiên theo một cách thức nào đó có thể thúc đẩy “cái ưu thế của các loài”. Trên thực tế, chọn lọc tự nhiên tác động vào từng cá thể thực vật và động vật. Chọn lọc tự nhiên không chỉ là sự đấu tranh giữa các loài (toàn bộ các quần thể), hay không hẳn chì là sự đấu tranh giữa các cá thể của các loài khác nhau, và cũng không chỉ là đấu tranh giữa các cá thể cùng loài ở cùng độ tuổi và giới tính. Chọn lọc tự nhiên còn có thể là đấu tranh giữa cha mẹ với con cái hoặc đấu tranh bên trong mỗi cặp cha mẹ vì rằng cha, mẹ và con cái đều có thể có những mối quan tâm khác nhau. Mặt khác, yếu tố giúp các cá thể cùng độ tuổi và cùng giới tính thành công trong việc chuyển gen của chúng không chắc đã áp dụng được với các nhóm cá thể khác.

Cụ thể là, trong khi chọn lọc tự nhiên tạo những ưu thế cho các con đực và con cái có khả năng sinh sản tốt, thì chiến lược sinh sản tốt nhất để thực hiện điều đó có thể được thể hiện rất khác nhau ở các cá thể bố và mẹ. Chính điều đó đã tạo nên sự xung đột nội tại giữa các cặp cha mẹ, một kết luận hiển nhiên và không cần các nhà khoa học phải đề cập đến. Chúng ta coi cuộc chiến giốỉ tính như một đề tài để đùa cợt, nhưng cuộc chiến này Ihực sự không phải là một cầu chuyện vui và cũng không phải là hành động bất thường về các cách thức cư xử mà các cá thể bố hoặc mẹ đơn lẻ thể hỉộn trong các tình huống cụ thể. Chúng ta hoàn toàn đúng khi cho rằng những tập tính được mã hóa di truyền ở con đực không nhất thiết phải có ở con cái – người bạn đời của nó và ngược lại. Sự thật phủ phàng đó là một trong những nguyên nhân cơ bấn gây ra những khổ đau ở loài người.

Chúng ta thử xem xét một lần nữa trường hợp con đực và con cái vừa giao phối để tạo ra trứng thụ tỉnh và giờ đây phải đối mặt vớỉ “sự lựa chọn” điều phải làm tiếp theo. Nếu cái trứng đó có đôi chút cơ hội để tự sống sót, và nếu cả con bố và con truy có thể tiếp tục sinh thêm nhiều trứng thụ tinh nữa trong khoảng thời gian mà lẽ ra chúng dùng để chăm sóc cái trứng thụ tinh đầu tiên, thì về mặt “lợi ích” cả con bố và con mẹ đều cùng nhắm tới việc bỏ rơi trứng đã thụ tinh. Nhưng nếu giả sử rằng, trứng mới thụ tinh được đẻ hoặc ấp, hoặc con ra đời sẽ không có cơ hội sống sót nếu không được chăm sóc bởi bố hoặc mẹ, thì sẽ có một cuộc xung đột thực sự về lợi ích. Nếu một trong hai con bố mẹ thành công trong việc gán nghĩa vụ chăm sóc con non của mình cho con còn lại và sau đó tiếp tục tìm kiếm bạn tình mới, thì lúc đó kẻ vô trách nhiệm này sẽ phát triển lợi ích di truyền đó dồng thời gây bất lợi cho con bị bỏ rơi. Kẻ vô trách nhiệm đó sẽ tiếp tục phát triển mục tiêu tiến hóa ích kỉ này bằng cách bỏ rơi bạn tình và con của nó.

Trong những trường hợp khi mà sự chăm sóc con được một trong hai (hoặc bố hoặc mẹ) xem là cần thiết cho sự sống sót của con, thì chúng ta có thể xem việc chăm sóc con giống như là một cuộc dua máu lạnh giữa bố và mẹ, kẻ nào sẽ là kẻ đầu tiên bỏ rơi kẻ khác và đứa con chung đó, tiếp tục tìm bạn tình để giao phối và sinh ra những con non khác. Vậy thì việc bỏ rơi kẻ khác có lợi hay không? Điều này phụ thuộc vào kẻ bỏ rơi đó có thể trông cậy vào bạn tình của nó trong việc nuôi dạy con non hay không, và cũng phụ thuộc vào việc sau đó nó có tìm được bạn tình có khả nãng thụ tinh mới hay không. Như thể là, vào thời điểm thụ tinh, con mẹ và con bố choi “Trò chơi con gà” (the game of chicken), trừng mắt nhìn lẫn nhau, và đồng thời dọa “Tôi sẽ bồ đi và sẽ tìm bạn tình mới, nếu cô/anh muốn, cô/anh có thể chăm sóc cái thai, mà thậm chí nếu cô/anh không muốn tôi cũng chẳng cần”. Nếu cả hai cùng tuyên bố như vậy trong cuộc đua bỏ rcrt cái thai, thì cái thai sẽ chết và cà con bố và mẹ đều thua trong trò chơỉ con gà. Vậy thì con nào sẽ có thể nhường bước?

Câu trả lời phụ thuộc vào một số yếu tố sau: con nào đã đầu tư nhiều hơn vào quả trứng đă thụ tinh, và con nào có nhiều viễn cảnh chọn lựa hơn. Như tôi đã đề cập trước đây, không một con bố hoặc con mẹ nào có thể tính toán một cách có ý thức; thay vào đó, hành động của mỗi con bố hoặc con mẹ đã được chọn lọc tự nhiên lập trinh về mặt di truyền vào cấu ữúc giải phẫu, bản- năng giói tính của chúng. Ở nhiều loài động vật, con cái thường nhường bước và trở thành kẻ chăm sóc con một mình trong khi con đực là kẻ ra đi; nhưng cũng có một số loài, con đực lại là kẻ gánh lấy trách nhiệm, con cái bỏ rơi con đực; và cũng có loài khác, CÂ hai con cùng nhau chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con. Sở dĩ có sự tiến hóa khác nhau này là do tập hợp ba yếu tố tương quan lẫn nhau tạo nên. Sự khác nhau của ba tập hợp yếu tố này trong các giới thay đổi tùy theo từng loài. Tập hợp các yếu tố đó bao gồm: sự đầu tư vào phôi hay trứng đã thụ tinh; các cơ hội khác sẽ bị mất đi nếu đầu tư nhiều hơn vào việc chăm sóc phôi hay trứng đã thụ tinh; sự tin cậy vào việc chăm sóc của con còn lại đối vói phôi hay trứng đã thụ tinh.

Dựa trên kinh nghiệm của mình, tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta sẽ vô cùng lưỡng lự khi phải rời bỏ doanh nghiệp mà chúng ta đã đầu tư rất nhiều so với các doanh nghiệp mà chúng ta đầu tư ít hơn. Đó chính là bản chất của sự đầu tư trong các mối quan hệ con người, trong các dự án kinh doanh, hay là trong thị trường cổ phiếu. Điều đó cũng đúng bất kể sự đầu tư đó được thực hiện dưới hình thức tiền bạc, thời gian, hoặc công sức. Chúng ta sẽ kết thúc một cách nhẹ nhàng một mối quan hệ đã trở nên xấu đi ngay từ ngày đầu, và chúng ta cũng dừng lắp ráp các bộ phận của một đồ chơi rẻ tiền khi vấp phải vấn đề ngay từ phút đầu tiên. Nhưng chúng ta sẽ lại bãn khoăn khi chấm dứt một cuộc hôn nhân sau 25 năm chung sống hay xây dựng lại một căn nhà vốn đắt tiền.

Những nguyên tắc trên cũng đúng cho việc đầu tư chăm sóc con. Thậm chí, ngay ở thời điểm trứng được thụ tinh, đối với mỗi phôi thai, sự đầu tư của con cái thường lớn hơn con đực, bởi ở nhiều loài động vật, kích thước trứng thường lớn hơn tinh trùng. Mặc dù cả trứng và tinh trùng đều chứa nhiễm sắc thể, nhưng trứng phải chứa một lượng đủ chất dinh dưỡng và bộ máy chuyển hóa cần cho quá trình trao đổi chất để hỗ trợ cho sự phát triển sau này của cái phôi trong khoảng thời gian nhất định hay ít ra cũng là tóỉ khi con có thể bắt đầu tự tìm kiếm thức ăn. Ngược lại tình trùng chỉ có một cái đuôi và một năng lượng vừa đủ để cổ thể giúp đuôi chuyển động và hỗ trợ cho tình trừng bơỉ trong nhiều nhất là một vài ngày. Do đó, một cái trứng của người trưởng thành sẽ nặng gấp khoảng một triệu lần tinh trùng thụ tinh cho trứng; đối với loài chim kiwi thì tỉ lệ này là một triệu tỉ lần. Do đó, một phôi thai, được ví đơn giản như là một dự án xây dựng giai đoạn đầu, thu được rất ít sự đầu tư từ cơ thể bố so vóỉ sự đầu tư từ mẹ. Nhưng đỉều đó không có nghĩa rằng con cái đfi thua trong trò trơi con gà ngay từ trước thời điểm thụ thai. Cùng với tinh trùng thụ tinh cho trứng, con đực cũng sản xuất hàng trăm triệu tinh trùng khác cho một lần phóng tinh, vì vậy tổng đ&u tư của con đực không phải không tương đương với sự đầu tư của con cái.

Việc thụ tính của trứng được gọi là ngoại thụ tinh hoặc nội thụ tính, phụ thuộc vào nó diễn ra ở bền ngoài hoặc bên trong cơ thể con cái. Ngoại thụ tinh đặc trưng cho đa số các loài cá và lưỡng cư. Ví dụ, ờ phần lớn các loài cá, con cái và con đực bơi bên cạnh sẽ đồng thời phóng trứng và tinh trùng của chúng vào môi trường nước, ờ đó sự thụ tính xảy ra. Vớỉ ngoại thụ tinh, nhiệm vụ của con cái sẽ chấm dứt ở thời điểm nỏ phỗng ừứng ra ngoài. Cái phối sau đó sẽ có thể bị bỏ mặc trôi đi và tự sống sót mà không cần tói sự chàm sóc của cha mẹ, hoặc là chúng sẽ nhận sự chăm sóc từ một trong hai cá thể cha mẹ, tùy thuộc vầo từng loài.

Nội thụ tinh là kiểu thụ tình tương đồng với sự thụ tỉnh ở con người hớn. Ở kiểu thụ tinh này, con đực phóng tình vào cơ thể con cái, chẳng hạn là thông qua dương vật. Sau đó, ở phần lớn các loài, con cái không tống cái phôi ra khỏi cơ thể ngay lập tức mà giữ lấy trong cơ thể trong một khoảng thời gian để phôi phát triển gần đến giai đoạn có thể tự sống sốt. Cuối cùng, con con có thể được bao bọc trong một lớp vỗ trứng bảo vệ cùng vớỉ nguồn năng lượng dưới dạng noãn hoàng như ở tất cả các lqài chim và nhiều loài bò sát cũng như một số động vật đơn huyệt (thú mỏ vịt và thú lông nhún ở Úc và New Guinea). Hoặc cái phôi có thể tiếp tục phát triển trong cơ thể mẹ cho đến khi cái phôi được “sinh” ra mà không có lớp vỏ, thay vì được “đẻ” ra như trong trường hợp đẻ trứng. Trường hợp này, được gọi là vi-vipary (tiếng Latin có nghĩa là “sinh ra ở dạng sống”), là điểm đặc trưng cho con người và tất cả các loài động vật có vú khác, trừ động vật có vú đơn huyệt, một số loài CÁ, bò sát và lưỡng cư. Để có thể “sinh” con, cơ thể mẹ cần có cấu trúc trong biệt hóa cho quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ đến cái phôi đang phát triển và vận chuyển chất thải từ phôi ra Cơ thể mẹ. Trong số các cấu trúc đó, nhau thai ở động vật có vú có cấu tạo phức tạp nhất.

Thụ tình trong, do đó, bắt buộc cá thể mẹ phải đầu tư nhiều hơn cho cái phôi bên cạnh những đầu tư mà nó đã thực hiện để tạo ra trứng cho đến khi trứng được thụ tình. Sự đầu tư đó có thể là việc sử dụng canxi và các chất dinh dưỡng từ cơ thể của nó để tạo ra ữứng và noãn hoàng hoặc nó có thể phải •ừ dụng nguồn dinh dưỡng trong cơ thể để nuôi dưỡng cái phôi. Bên cạnh đầu tư về mặt dinh dưỡng, con cái cũng buộc phải đầu tư thòi gian, chính là thời gian mang thai. Như vậy, sự đầu tư của con cái nội thụ tinh ở thời điểm ấp trứng hoặc linh con, so với sự đầu tư của con đực, có lẽ lớn hơn rất nhiều so với sự đầu tư của con cái ngoại thụ tình ở thời điểm phóng thích trứng chưa thụ tính ra ngoài. Ví dụ, cho đến giai đoạn cuối kết thúc chín tháng mang thai, thời gian và năng lượng bỏ ra của Cơ thể mẹ lớn hơn rất nhiều so với sự đầu tư ít ỏi của người chồng hoặc bạn trai, chỉ một vài phút giao hợp và chỉ phóng lml tình trùng.

Do sự đầu tư không cân đối của mẹ và bố đối vdrt phôi thai, vì thế mẹ khó có thể bỏ mặc không chăm sóc con mới sinh hoặc mói nở. Sự chăm sóc cửa con cái có thể ở nhiều dạng .thức khác nhau, chẳng hạn như, sự tiết sữa ở động vật có vú, bảo vệ trứng ở cá sấu châu Mĩ (Alligator), và ấp trứng ở loài trăn. Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ thấy rằng có những hoàn cảnh làm cho bố không thể bỏ đi và phải chia sẻ hoặc thậm chí thực hiện trách nhiệip chăm sóc con.

Tôi đã đề cập tới ba nhóm yếu tố có liên quan tới nhau ảnh hưởng đến “sự chọn lựa” của một cá thể bố mẹ trong việc trở thành kẻ chăm sóc con cái, và tôi cũng đề cập rằng mức độ đầu tư tương đối cho con chỉ là một trong số những yếu tố như thế. Yếu tố thứ hai chính là cơ hội được dự đoán trước. Hãy hình dung chính bạn là bố hoặc mẹ nào đó đang nghĩ đến con sắp sinh của mình và tính toán một cách lạnh lùng những lợi ích về mặt di truyền cho bản thân giống như việc bạn cân nhắc những gì cần làm với quỹ thời gian của mình ở thời điểm này. Con đó mang gen của bạn, và cơ hội để nó sống sót nhằm nhân rộng gen của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện nếu bạn ở bên cạnh bảo vệ và nuôi dưỡng nó. Nếu bạn chẳng biết làm gì khác với quỹ thời gian của mình nhằm nhân rộng gen của bản thân thì việc chăm sóc cho con non và không cố lừa gạt bạn tình của mình trở thành kẻ chăm sóc đơn độc sẽ đảm bảo tốt nhất cho lợi ích của bạn. Mặt khác, nếu bạn có thể nghĩ ra những cách thức khác để nhân rộng gen của bản thân cho rất nhiều con non trong chính khoảng thời gian đó thì bạn chắc chắn nên làm như thế và bỏ rơi người bạn tình cùng với con hiện tại của bạn.

Bây giờ, chúng ta xem xét một bố và một mẹ, cả hai cùng thực hiện cách tính toán trên ở thời điểm sau khi chúng giao phối và tạo ra một vài phôi thụ tinh. Nếu quá trình đó là thụ tính ngoài thì cả bố và mẹ đều không muốn làm thêm bất cứ điều gí và cả hai về mặt lí thuyết đều được tự do tìm kiếm bạn tình khác để giao phối và tạo ra nhiều phôi thụ tinh hơn. Đúng vậy, phôi vừa mới thụ tính của chúng có thể cần có sự chăm sóc, nhưng con mẹ và con bố đều có thể bỏ mặc con còn lại thực hiện việc chăm sóc đó. Nhưng nếu đó ỉà sự thụ tinh trong, thì sau đó con cái mang thai và buộc phải nuôi dưỡng cái thai cho đến khi sinh hoặc đẻ ra con non. Nếu con cái là động vật có vú, nó phải thực hiện nghĩa vụ này thậm chí còn lâu hơn nữa, trải qua thờỉ kì nuôi con bằng sữa. Trong BUốt giai đoạn đó, con cái sẽ không thu được lợi ích nào về mặt di truyền nếu giao phối với con đực khác vì nó không thể sinh thêm con non nữa. Và như vậy, con cái sẽ chẳng mất gì khi dành hết thời gian của nó vào việc chăm sóc con.

Nhưng với con đực vừa mới phóng mẫu tinh trùng vào cơ thể con cái thì lại khác, ngay sau đó, nó có thể phải phóng mẫu tinh trùng khác vào cơ thể con cái mới, và do đó có khả năng truyền gen của nó cho nhiều con non hơn. Ví dụ, một người đàn ông sẽ tạo ra khoảng 200 triệu tinh trùng trong một lần phóng tinh – hoặc ít nhất cũng là một vài chục triệu nếu các báo cáo về sự suy giảm tinh trùng ở con người trong một vài thập niên gần đây là chính xác. Nếu một người đàn ông thực hiện việc phóng tinh cứ 28 ngày một lần trong suốt giai đoạn 280 ngày mang thai của người bạn tình gần • nhất của anh ta, đây là tần suất phóng tinh bình thường ở hầu hết nam giới, thì lượng tinh trùng được sán sinh ra cũng đủ để thụ tinh cho từng người một trong số xấp xỉ hai tỉ phụ nữ trưởng thành có khả năng sinh sản trên thế giới, nếu giả sử rằng người đàn ông đó có thể thành công trong việc bố trí sao cho mỗi người phụ nữ trong số hai ti người đó nhận được một trong số tinh trùng của anh ta. Đó chính là logic tiến hóa, vốn thúc đầy rất nhiều người đàn ông bỏ rơi người phụ nữ lập tức, ngay khi làm cho cô ta cỏ thai và cũng thúc đẩy họ đi tìm người phụ nữ kế tiếp. Một người đàn ông hi sinh thời gian của mình để chăm sóc con cái có thể bỏ qua rất nhiều cơ hội khác. Logic tượng tự cũng đúng với các con đực và con cái ở phần lớn các loài động vật nội thụ tinh khác. Chính những cơ hội lựa chọn khác sẵn có cho con đực cũng góp phần tạo ra mô hình chỉ có con cái chăm sóc con ở thế giới động vật.

Yếu tố còn lại là niềm tin cùng huyết thống. Nếu bạn định đầu tư thời gian, sức lực và dinh dưỡng vào việc nuôi cái trứng hoặc phôi đã thụ tinh, thì việc đầu tiên bạn nên đảm bảo rằng cái phôi hoặc cái trứng đó chính là con của bạn. Nếu nó hóa ra là con của ai đó, bạn là kẻ thua cuộc trong trường đua tiến hóa. Bạn có lẽ tự loại bỏ chính mình, nhường chỗ cho gen của đối thủ phát triển.

Đối với phụ nữ và con cái ở các loài động vật hội thụ tình khác, việc nghi ngờ về quan hệ mẫu tử là không có ý nghĩa. Tinh trùng bơi trong cơ thể người mẹ, noi mà có chứa trứng của cô ta. Sau đó, con sẽ được sinh ra từ chính cơ thể người mẹ. Như vậy, sẽ chẳng có cách nào để đứa con đó lại có thể trở thành con của một bà mẹ khác, ngay chính trong cơ thể của bà mẹ đẻ ra nó. Đó là cuộc cá độ tíĂn hóa an toàn đối với người mẹ chăm sóc đứa con đó.

. Nhưng các con đực ở các loài động vật có vú Và ờ các động vật nội thụ tính khác lại không có niềm tín tương tự vào quan hệ huyết thống với Con. Đúng như vậy, con đực biết rằng tình trùng của nó đã đi vào cơ thể con cái. Một khoảng thời gian sau đó, từ cơ thể mẹ, một đứa con chào đời. Um thế nào để con đực biết rằng con cái đó có giao phối vói con đực khác hay không trong lúc nó không để ý? Làm thế nào mà con đực biết tinh trùng của nó hay tính trùng của một vài con đực khác đã thực sự thụ tình cho cái trứng? Do sự không chắc chắn hiển nhiên đó, sự tiến hóa mà phần lớn con đực thuộc lớp động vật có vú thực hiện đó là bỏ đi ngay sau khi giao phối, tìm kiếm các con cái khác để thụ thai cho chúng và bỏ mặc chúng nuôi dạy con của mình, chúng hi vọng rằng một hoặc nhiều trong số con cái đã cùng giao phối với chúng sẽ thực sự mang thai con của chúng và sẽ nuôi dạy thành công con đó mà không cần sự giúp đỡ. Như vậy, việc chăm sóc con của con đực sẽ trở thành một canh bạc tiến hóa tồi.

Tuy nhiên, từ những kiến thức của mình, chúng ta đều biết một số loài tạo nên những ngoại lệ đối với mô hình chung là “bỏ đi” sau giao phối ở con đực. Các ngoại lệ này có ba dạng. Một dạng có ờ các loài mà trứng của chúng được ngoại thụ tinh. Con cái phóng trứng chưa thụ linh, con đực lởn vởn gần đó hoặc đã bám vào con cái, sẽ tưới tinh trùng của nó lên những cái trứng đó; con đực thụ tinh ngay lập tức đoạt lấy những cái trứng, trước khi bất kì con đực nào khác có cơ hội bao phủ đám trứng đó bằng tinh trùng của chúng; con đực sẽ tiến hành chăm sóc cho những trứng đó và hoàn toàn tự tin về quyền làm cha của bản thân. Đó chính là logic tiến hóa đã lập trình cho một số loài cá và ếch nhái đực để chúng có thể đóng vai trò làm cha một mình sau khi thụ tinh. Ví dụ, cóc bà mụ đực bảo vệ trứng bằng cách quấn chuỗi trứng của con cái quanh chán sau của nó; ếch thủy tinh đực lại đứng canh trứng ở trên cây, phía trên dòng suối mà nòng nọc nở ra sẽ rơi xuống đó; còn loài cá gai đực thì lại xây tổ nhằm bảo vệ trứng khỏi những loài động vật ăn thịt.

Dạng thức thứ hai không giống với mô hình nổi trội là con đực trốn chạy sau giao phối liên quan tới một hiện tượng rất đặc biệt có tên gọi Vất dài là: tục đa phu có sự hoán đổi vai trò giới tính (aex-role-reversal-polyanãry). Cái tên thể hiện rằng tập tính nằy là đối nghịch với những hệ giao phối lưỡng tính thông thường mà ở đó những con đực cạnh tranh một cách khốc liệt để giành được một hậu cung đầy rẫy những con cái. Thay vào đó, những con cái lớn lại cạnh tranh dữ dội vứi nhau để giành lấy một hậu cung gồm toàn những con đực nhỏ hơn, từng con đực lần lượt giao phối với con cái và khi con cái đẻ ra một búi trứng thì từng con đực đó sẽ thực hiện phần lớn hoặc toàn bộ công việc ấp trứng và chăm sóc con non. Nổi tiếng nhất trong những đế chế “mẫu hệ” này chính là những loài chim sống vùng ven bờ có tên gọi chim đầm lầy (jacanas tức là chim cno cẳng loa kèn (Lily-trotter)), loài chim choắt hoa (Spotted sandpiper) và loài chim dò nước Wilson. Chẳng hạn như, một đàn có thể lên tới mười con chim dò nước mái cúng theo đuổi con chim trống nhiều dặm. Con mái giành phần thỉng sau đó đứng ra bảo vệ thành quả của mình để chắc chắn rằng chi một mình nó có thể quan hệ được với con trống, và vì thế con trống kia trở thành một trong những con trống chăm sóc con của nó.

Rõ ràng là, đối với những con cái thành công, tục đa phu có sự hoán đổi vai trò giới tính tương ứng với việc hoàn thành giấc mơ tiến hóa. Con cái đó giành phần thắng trong cuộc chiến giới tính ở chỗ nó có thể truyền các gen của nó cho nhiều nhóm con hơn mà nó có thể nuôi, một mình hay với sự giúp đỡ của một con đực nào đó. Con cái này có thể tận dụng gần như toàn bộ tiềm năng sinh sản của mình, chỉ bị giới hạn bởi khả năng đánh bại những con cái khác của nó trong cuộc chiến giành những con đực đang sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm làm cha. Nhưng chiến lược này đã tiến hóa như thế nào? Tại sao những con đực của một số loài chim ven bờ lại có kết cục dường như là bị đánh bại trong cuộc chiến giới tính, như những ông chồng chung trong một gia đình mẫu hệ, trong khi những con đực của phần lớn các loài chim khác tránh được cái kết cục đó hoặc thậm chí còn đảo ngược lại hoàn toàn để trở thành loài đa thê?

Chúng ta có thể tìm thấy lời giải thích dựa trên đặc điểm sinh học sinh sàn khác thường của những loài chim ven bờ. Chúng chỉ đẻ có bốn trứng mỗi lứa, và những con non có thể tự sống ngay sau khi sinh, có nghĩa rằng khi trứng nở ra, những con non đã hoàn toàn có lông tơ che phủ, mắt mở, có thể tự chạy và tìm kiếm thức ăn. Bố mẹ không phải chăm sóc cho lũ chim non mà chi việc bảo vệ và giữ ấm cho những con chim non này. ĐóIà điều mà một con bố mẹ đơn độc cũng có thể lầm được, trong khi ở những loài chùn khác, thường thì cả chim bố và chim mẹ cùng mớm mồi cho con.

Nhưng chim non có thể di chuyển ngay sau khi nở buộc phải trải qua thời gian phát triển bên trong trứng lâu hơn những con non yếu eft thông thường. Điều đó đòi hỏi một quả trứng to lớn khác thường (Đôi lần nào đó, bạn hãy thử nhìn vào những quả trứng bồ câu có kích cỡ nhỏ bé thông thường, những quả trứng này sẽ nở ra những con chim non yếu ớt, để hiểu tại sao những nhà nông chuyên chăn nuôi lại thích nuôi những loài gia cầm có trứng to và những loài sinh con non khỏe). Ở loài chim choắt hoa, mỗi một quả trứng có trọng lượng bằng 1/5 trọng lượng cơ thể mẹ; tổng trọng lưựng của một ổ gồm bốn trứng, chiếm tới gần 80% trọng lượng cơ thể mẹ. Mặc dù, ngay cả với những con cái của loài chim ven bờ sống thành từng đôi von đã tiến hóa để có kích thước lớn hơn một chút NO với bạn tình của nó thì nỗ lực để sinh ra những quá trứng lớn vẫn hết sức vất vả. Nỗ lực này của con cái tạo cho con đực những thuận lợi cả ngắn hạn lẫn dài hạn nếu nó phải đảm nhiệm không quá mức nặng nhọc trong việc nuôi dưỡng con khóc* mạnh một mình, qua đó giúp cho bạn tình cùa nó thoải mái bồi dưỡng lại cho cơ thể.

Thuận lợi ngắn hạn của con đực chính là bạn lluh của nó nhờ đó nhanh chóng trở nên có khả năng sản sinh ra một ổ trứng mới cho nó, phòng trường hợp ổ trứng đầu tiên bị các loài săn mồi phá hỏng. Đó là một thuận lợi lớn, bởi tổ của loài chim ven bờ này nằm trên mặt đất và phải chịu mất rất nhiều trứng và chim non. Chằng hạn như, vào năm 1975, chỉ một con chồn vizon đả phá hủy toàn bộ số tổ trong một quần thể chim choắt hoa mà nhà điểu học Lewis Oring đang nghiên cứu ở Minnesota. Một nghiên cứu về loài chim lội nhiệt đới ở Panama cho thấy 44 trong số 52 tổ bị phá hỏng.

Chia sẻ công việc cùng với bạn tình cũng có thể mang đến cho con đực thuận lợi dài hạn. Nếu con cái không trở nên kiệt sức chỉ sau một mùa sinh sản thì nó có nhiều khả năng sống sót cho tới mùa sau khi mà con đực có thể kết đôi với nó thêm lần nữa. Giống như những cặp vợ chồng ở loài người, những cặp trống – mái đã từng kết cặp từ trước và có mối quan hệ hòa hợp sẽ thành công trong việc nuôi dưỡng chim non hơn những cập đôi mới kết cặp.

Nhưng đối với những con chim đực sống ven bờ cũng như đối với đàn ông loài người, cách thức cư xử rộng lượng nhằm hi vọng có được sự đền đáp về sau cũng chứa đầy rủi ro. Một khi con đực lãnh lấy trách nhiệm làm cha đơn độc thì con đường hoàn toàn trải rộng cho người bạn đời của nó sử dụng thời gian rảnh rỗi theo bất cứ cách thức nào mà nó tự lựa chọn. Có lẽ, con cái sẽ chọn lựa theo cách thức đền đáp, vẫn sẵn sàng giao phối vói con đực đó, trong trường hợp tổ trứng trước đó của nó có thể bị phá hủy và con đực cần một lứa (prứng thay thế. Nhưng con cái cũng có thể lựa chọn theo đuổi lợi ích riêng của mình, tìm kiếm một vài con đực khác sẵn sàng tiếp nhận ổ trứng thứ hai của nó. Nếu ổ trứng đầu tiên của con cái •ống sót và vẫn được bạn tình đầu tiên của nó chăm sóc thì chiến thuật nhiều bạn tình của nó do đó cũng gia tăng gấp đôi sản phẩm di truyền của chính bản thân con cái đó.

Theo lẽ tự nhiên, những con cái khác cũng có chung ý tưởng như thế, và rồi tất cả chúng sẽ tự tranh đấu vái nhau để cạnh tranh nguồn cung cấp con đực hạn hẹp. Khi mà mùa sinh sản vẫn đang nép diễn, phần lớn những con đực đều bị gắn chặt Với lứa trứng đầu tiên và không thể nhận thêm trách nhiệm làm cha được nữa. Mặc dù số lượng con đực và con cái trưởng thành có thể là cân bằng, nhưng tỉ lệ giữa con cái và con đực sẵn sàng cho việc giao phối tăng lên tới 7:1 đối với loài chim chũắt hoa và loài dẽ nước Wilson. Những con số lỉm nhẫn đó là những điều gây ra hiện tượng đảo ngược vai trò giới tính, thậm chí chuyển sang một thái cực khác. Những con cái đã trở nên to lớn hơn con đực nhằm sản sinh ra những quả trứng lớn nhưng chúng cũng tiến hóa để trở nên to lớn hơn nhằm giành phần thắng trong cuộc chiến với những con cái khác. Con cái giảm thiểu vai trò của nó trong việc chăm sóc cho con để tán tỉnh con đực khác chứ không phải là ngược lại.

Do đó, những đặc điểm đặc trưng về mặt sinh học của loài chim sống ven bờ – đặc biệt là việc sinh con khỏe, ổ trứng chỉ gồm một vài quả nhưng có kích thước lớn, tập tính xây tổ trên mặt đất và những tổn thất to lớn từ những loài thú ăn thịt, đã khiến cho loài chim này có khuynh hướng nghiêng về việc con đực tự mình chăm sóc con còn con cái được giải phóng hay trốn thoát khỏi công việc đó. Cứ cho là như vậy, thì các con cái của phần lớn những loài chim sống ven bờ cũng không thể khai thác những cơ hội đó nhằm đeo đuổi tục đa phu. Điều này là đúng với phần lớn các loài chim choắi (sandpiper) ở vùng cao của Bắc Cực, nơi mà mùa sinh sản cực kì ngắn ngủi không còn một phút giây nào để có thể nuôi dưỡng ổ trứng thứ hai. Chi ờ một số các loài thì việc đa thê mới xảy ra thườm; xuyên hay thường thấy, ví dụ như loài chim lội nhiệt đới và các quần thể sống ở phía Nam của loài chim choắt hoa. Cho dù rõ ràng là, tập tính sinh dục của các loài chim ven bờ có sự cách biệt rất lớn với tập tính sinh dục của loài người thì tập tính sinh dục của loài chim này vẫn chứa đựng nhiều thông tin thú vị bửi vì nó minh họa cho thông điệp chính của cuốn sách này: đặc điểm sinh dục của mỗi loài bị tác động bởi những khía cạnh khác của sinh học loài. Chúng ta dễ dàng thừa nhận kết ỉuận này hơn về các loài chim ven bờ, mà đối với chúng chúng ta không thể áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức, so với việc chấp nhận kết luận về chính chúng ta.

Dạng còn lại không giống vói mô hình vượt trội là con đực trốn chạy sau giao phối xảy ra ở những loài mà quá trình thụ tính là nội thụ tinh, giống như con người, nhưng rất khó khăn hay không thể để một cá thể đơn độc chăm sóc lũ con mà không có sự giúp đỡ. Bố hoặc mẹ còn lại cần phải tìm kiếm thức ăn cho người bạn đời hoặc con của nó, trông nom con trong khi bận tình của nó rời khỏi tổ để kiếm thức ăn, bảo vệ lãnh thổ hoặc dọy dỗ con. Trong những loài như thế, một mình con cái không thể cho ăn và bảo vệ con nếu không BÓ sự giúp sức từ con đực. Ruồng bỏ bạn tình đã thụ thai để theo đuổi những con cái khác sẽ không đtm lại lợi ích tiến hóa nào cho con đực nếu con bị chốt đói. Do đó, vì sự tư lợi của bản thân, con đực buộc phải sống với bạn tình đã thụ thai vái nó và ngược lại.

Đó chính là trường hợp xảy ra đối với phần lớn những loài chim Bắc Mĩ và châu Âu quen thuộc VỚI chúng ta: các con đực và con cái sống thành lừng đôi, theo kiểu một vợ – một chồng, và chúng ehte sẻ trách nhiệm trong việc chăm sóc con cái. iỉtều này cũng gần đúng với loài người, như chúng ta đã biết khá rõ. Ngay cả trong thời đại mua sấm ở siêu thị và dễ dàng thuê người giữ trẻ, công việc nuôi dạy con cái một mình ở xã hội loài người cũng không dễ dàng. Trong thời là săn bắt – hái lượm nguyên thủy, một đứa trẻ mồ côi cha hoặc mẹ đều phải đối mặt với cơ hội sống ít hơn. Người cha cũng như người mẹ mong muốn được truyền lại gen của mình nhận thức rằng việc chăm sóc con là vì sự tư lợi của chính bản thân mình. Do đó, phần lớn những người đàn ông phải cung cấp thức ăn, bảo vệ và lo nơi ở cho người bạn đời và con cái của ông ta. Kết quả là hệ thống xã hội của loài người bao gồm những cặp đôi một vợ – một chồng cưới nhau theo pháp luật, hay đôi khi là hệ thống xã hội tồn tại những hậu cung gồm những người phụ nữ cùng chung sống với một người đàn ông giàu có. về cơ bản, những luận điểm như trên cũng đúng với khỉ gorin, vượn và một nhóm nhỏ động vật có vú khác, trong đó có sự tham gia của con đực trong việc chăm sóc con.

Dù vậy, sự dàn xếp chia sẻ trách nhiệm làm cha – mẹ quen thuộc đó vẫn không chấm dứt được cuộc chiến giữa các giới tính. Điều đó chắc chắn không dung hòa sự căng thẳng về lợi ích giữa con bố và con mẹ, lợi ích bắt nguồn từ sự đầu tư không cân đối ngay ở thòi điểm trước khi con ra đời. Thậm chí ngav cả với một số loài động vật có vú và loài chim có đặc điểm con đực cùng tham gia chăm sóc con, những con đực cố gắng chăm sóc con ở chừng mực ít ỏi nào đó để rồi nó có thể bỏ đi mà con vẫn sống chủ yếu nhờ vào sự chăm sóc của con cái. Những con đực cũng cố gắng giao phối vớỉ bạn tình của những con đực khác, buộc những con đực không may mắn kia chăm sóc những con của nó mà không hay biết điều gì. Những con đực cũng có lí do để nghi ngờ về hành vi cư xử của bạn tình của chúng.

Một ví dụ đã được nghiên cứu lã lưỡng và khá điển hình cho những căng thẳng bên trong một cặp cha-mẹ chính là ở một loài chim châu Âu, có tÊn là chim khoang bắt ruồi (Pied flycatcher). Phần lởn những con đực của loài chim bắt ruồi này trên danh nghĩa sống thành từng đôi riêng lẻ, nhưng rát nhiều con trống tìm cách bắt cặp với nhiều con mái cùng lúc và một số đã thành công. Thêm lần nữa, đặc điểm này đáng để chúng ta dành vài trang trong cuốn sách nói về tình dục của loài người này nhằm đưa thêm một ví dụ nữa về loài chim được nhắc tới ở đây, bởi (như chúng ta sẽ tháy) hành vi cư xử của một vài loài chim tương đồng đáng kinh ngạc với con người nhưng lại khổng gợi lên bất cứ sự căm phẫn đạo đức nào từ phin con người.

Ở đây, chúng ta nói về cách thức đa thê ở loài chim khoang bắt ruồi. Vào mùa xuân, một con đực Um một vị trí thích hợp để làm tổ, phân định ranh gtởt rõ ràng giữa tổ của mình với những tổ lân cận, tán tinh một con cái rồi giao phối với nó. Khi con cái này (được gọi là bạn tình chính thức của con đực) đẻ ra những quả trứng đầu tiên, con đực cảm thấy tự tin rằng nó đã thực sự thụ tính cho con cái đó, và rằng con cái sẽ rất bận rộn trong việc ấp những quả trứng, chính là con của nó, khi đó sẽ không còn quan tâm tới những con đực khác nữa, và dù sao thì tạm thời con cái cũng không còn khả năng sinh sản thêm. Do vậy, con đực sẽ tạo thêm một cái tổ khác gần đó, quyến rũ một con cái khác (ở đây được gọi là bạn tình thứ hai của nó) và rồi cũng giao phối với con cái này.

Khi bạn tình thứ hai cúa con đực bắt đầu đẻ trứng, con đực cảm thấy tự tín rằng nó cũng đã thụ tinh cho con cái này. Cùng khoảng thời điểm đó, những cái trứng của con cái đầu tiên cũng bắt đầu nở. Con đực quay trở về với con cái này, dành phần lớn sức lực để mớm cho những con mới nở ăn, trong khi đó chi dành rất ít hoặc không tốn chút sức lực nào để chăm bón cho những con được sinh ra bởi bạn tình thứ hai của nó. Những con số nói lên một sự thực nghiệt ngã: một con đực trung bình vận chuyển thức ăn 14 lần trong một giờ tới chiếc tổ của con cái đầu tiên nhưng chi có bảy lần trong mỗi giờ tới chiếc tổ của con cái thứ hai. Nếu có đủ chỗ cho những chiếc tổ, phần lớn những con đực đã có bạn tình sẽ cố gắng săn đuổi con cái thú hai, và 39% trong số đó có được thành công.

Hiển nhiên là, hệ thống này sản sinh ra cả những người chiến thắng và kẻ chiến bại. Do số lượng của những con chim ăn ruồi đực và cái về tổng thể khá cân bằng, và do mỗi con cái đều có một bạn đờỉ cho riêng mình, với mỗi trường hợp con đực có tới hai con cái, chắc chắn cũng sẽ có những con không may mắn nên không thể có được bạn đời cho nó. Người giành thắng lợi nhiều nhất chính là những con đực có được nhiều con cái cùng một lúc, và con đực này có thể sinh sản ra trung bình lên tới 8,1 con non mỗi năm (cộng gộp tố con mà hai con cái sinh ra), nếu so sánh với việc một con đực đơn thê trung bình chỉ sinh sản được CỚ 5,5 con. Những con đực đa thê thông thường là những con già hơn và to lớn hơn những con đực chưa kết đôi, và chúng cũng giành phần thắng trong việc chiếm lĩnh những phần lãnh thổ tốt nhốt, những cái tổ tốt nhất ở những ổ sinh thái thuận lợi nhất. Kết quả là, con của chúng khi sinh ra nặng hơn so với con do con đực khác sinh ra tới 10%, và những con to lớn này cũng có những cơ hội sống sót cao hơn những con nhỏ hơn.

Kẻ thua thiệt nhất lại chính là những con đực khổng may mắn, không tìm được bạn tình cho bản thín, đó chính là những con đực không thành Bống trong việc dụ dỗ bất cứ con cái nào và cuối ikng không thể sinh con (ít ra cũng là theo học thuyết – gửi lại cho mai sau). Kẻ thất bại khác nữa là những con cái được coi là bạn đời thứ hai, khi chúng phải lao động vất vả hơn rất nhiều so với những con cái là bạn đờỉ chính thức trong việc nuôi con. Những con cái này trung bình phải thực hiện 20 chuyến bay về tổ mỗi giờ để cung cấp thức ãn, trong khi đối với những con cái là bạn đời chính thức con số này chi là 12 lần. Do vậy, những con cái thuộc nhóm thứ hai đó bị cạn kiệt sức lực bản thân và có lẽ sẽ chết sớm hơn. Dù cho con cái đó có những nỗ lực phi thường, thì cũng không thể mang về tổ nhiều thức ăn bằng con cái bạn tình thứ nhất vốn nhàn rỗi cùng với việc con đực cũng tham gia kiếm mồi (tính trung bình, tì lệ này là 3/4 so với 5/4). Do dó, một vài con non của con cái bạn tình thứ hai sẽ bị bỏ đói và cuối cùng thì số lượng con non sống sót của con mái này sẽ ít hơn so với con của con mái bạn tình thứ nhất. Thêm vào đó, những con non sống sót của những con cái bạn tình thứ hai có kích thước cơ thể nhỏ hơn con non của con cái bạn tình thứ nhất, vì thế sức chịu đựng của chúng đối với cái lạnh giá của mùa đông và quá trình di cư có lẽ cũng kém hơn.

Những con số thống kê nghiệt ngã này là điều được tiên liệu trước, vậy nguyên do gì mà một con cái chấp nhận số phận của “kẻ thứ ba”? Các nhà sinh học thường suy đoán rằng con cái thuộc nhóm bạn tình thứ hai lựa chọn định mệnh như vậy bởi chúng thà làm bạn tình thứ hai của một con đực khỏe mạnh còn hơn trở thành bạn tình duy nhất nhưng lại với một con đực tệ hại, sở hữu phần lãnh thổ nhỏ bé (Những người đàn ông đã có VỢ và giàu có cũng tạo ra những sức hút tương tự vớỉ những phụ nữ mong muốn thành tình nhân cùa họ). Dù vậy, người ta cũng cho rằng con cái thứ hai kia không chấp nhận số phận của chúng một cách có ý thức, chúng bị lừa dối để chấp nhận diều đó.

Điểm cốt lõi của sự lừa dối này chính là do những con đực đã cần nhắc lỡ trong việc gây dựng nên một tổ ấm thứ hai của chúng cách xa tổ ấm dầu tiên tới hàng trăm mét, xen giữa đó là rất nhiều tổ của các con đực khác. Đáng chú ý là những con đực đa thê không tranh thủ tìm kiếm bạn tình thứ hai của chúng ở bất kì con cái nào *6ng trong số hàng tá những chiếc tổ tồn tại xung quanh chiếc tổ đầu tiên của nó, mặc dù nhờ đó chúng sẽ giảm bớt được thời gian đi lại giữa hai tổ, vh có nhiều thời gian hơn để nuôi con cũng như glÀm nguy cơ “bị cắm sừng” khi ở bên ngoài. Chắc chắn rằng, những con đực đa thê chấp nhận điểm bất lợi của việc lựa chọn tổ thứ hai nằm cách xa nhằm lừa dối con chim có khả năng trở thành bạn tình thứ hai của nó cũng như che giấu bạn tình thứ hnl về sự tồn tại của chiếc tổ đầu tiên. Những khắc nghiệt của cuộc sống khiến cho con cái ở loài chim khonng bắt ruồi đốm đặc biệt dễ bị lừa dối. Nếu con cái đó sau khi đẻ ra những quả trứng mới phát hiện ra rằng bạn tình của nó còn có những con cái khác nữa thì lúc đó đã là quá muộn để nó có thể thay đổi được điều gì. Con cái đó nên ở lại, chăm sóc đám trứng hơn là bỏ mặc chúng và kiếm người bạn đời mới trong số những con đực hiện còn rảnh rỗi (dù phần lớn trong số các con đực đó có lẽ cũng có đời sống lưỡng thê), rồi hi vọng rằng người bạn đời mới thể hiện đôi chút tử tế hơn so với người bạn đời trước đó.

Chiến thuật còn lại của loài chim khoang bắt ruồi được các nhà sinh học nam giới tán dương và đẩy lên một tầm cao mới thông qua một thuật ngữ nghe có vẻ rất trung tính về mặt đạo đức “chiến thuật sinh sàn phối hợp” (mixed reproduction statics, viết tắt là MRS). Chiến thuật này có ý nghĩa rằng những con chim trống thuộc loài chim khoang bắt ruồi đã ghép cặp không chỉ duy nhất với một bạn tình: chúng cũng lén lút lượn quanh khu vực của mình, cố gắng để giao phối được với bạn tình của những con đực khác. Nếu nó phát hiện ra một con cái vào thời điểm bạn tình của con cái đó đang tạm thời vắng mặt, nó sẽ cố gắng giao phối với con cái đó, và thường là thành công. Có lẽ, hoặc con đực đó sẽ tiến lại gần cô nàng, hót lên thật to hoặc lặng lẽ tiến sát tới con cái: phương pháp thứ hai thường thu được thành công nhiều hơn.

Mức độ của tập tính này gây choáng váng trí tưởng tượng của loài người. Trong cảnh thứ nhất của vở opera Don Giovanni của nhà soạn nhạc Mozart, người hầu cận của Don Giovanni, Leporello, khoe với quý bà Donna Elvữa rằng Don Giovanni đã quyến rũ tới 1.003 cô gái Tây Ban Nha chưa chồng. Điều này thoạt nghe có vẻ rất ấn tượng nhưng đó chỉ là trước khi bạn nhận ra đời người dài tới mức nào. Nếu những cuộc chinh phục của Don Giovanni diễn ra trong khoảng 30 nỉlm thì cứ sau 11 ngày, anh ta lại quyến rũ được một người phụ nữ. Ngược lại, nếu một con đực thuộc loài chim khoang bắt ruồi tạm phải xa rời bọn tình của nó (chẳng hạn như để đi kiếm mồi), thì sau đó trung bình cứ 10 phút lại có một con đực khốc tiến về cái tổ của con đực đó rồi giao phối với íon cái sống ở đó trong khoảng 34 phút. Trong tổng số các cuộc giao phối quan sát được, có tới %9% trong số đó là những cuộc giao phối ngoại cặp • EPC (Extra-paừ copulation), và ước chừng khoảng 24% trong tổng số chim non sinh ra là “con hoang”. Người ta nhận thấy kẻ xâm nhập – đồng thời cũng là kẻ quyến rũ con cái chính là những ten đực “hàng xóm láng giềng” (con đực sống ở vímg lãnh thổ liền kề).

Người thua thiệt lớn đó chính là con đực “bị tấm sừng”, với chúng, giao phối ngoại cặp hay thlén thuật sinh sản phối hợp quả thực là một thảm họa về mặt tiến hóa. Chúng bỏ phí toàn bộ một mùa sinh sản trong cuộc đời ngắn ngủi của mình chỉ nhầm chăm sóc lũ con nhưng không mang gen của nổ. Mặc dù thu phạm gây ra giao phốỉ ngoại cặp dường như ỉà kẻ thành công nhất, nhưng rất ít những dấu hiệu cho thấy điều này là hết sức rõ ràng, do đó việc rút ra bản tổng kết cuối cùng cho các con đực lă rất phức tạp. Trong khi con đực bay đi để dụ dỗ bạn tình mốỉ, thì những con đực khác lại có cơ hội quyến rũ bạn tình của nó. Những nỗ lực nhằm thực hiện giao phối ngoại cặp rất hiếm khi thành công nếu một con chim cầi chỉ cách con đực của nó trong vòng 10 mét, nhưng cơ hội để thành công dần tăng lên nếu bạn tình của nó đi xa hơn khoảng cách 10 mét. Điều này khiến cho chiến .thuật sinh sản kết hợp đặc biệl mạo hiểm đối với những con đực có hình thức sinh sần đa thê, chủng tiêu tốn rất nhiều thời gian cho tổ ấm thứ hại cửa mình hoặc cho việc di chuyển giữa hai khu vực tổ. Những con đực đa thê cố gắng hết sức nhằm ngăn ngừa sự giao phối ngoại cặp, trung bình cứ 25 phút chúng lại thực hiện giao phối một lần, nhưng chỉ cần 11 phút là đủ để cho một con đực khác lén lút xâm nhập vào lãnh thổ cùa nó để thử tiến hành giao phối ngoại cặp. Năni mươi phần trăm những nỗ lực nhằm thực hiện giao phối ngoại cặp xảy ra vào thời điểm mi\ những con chim khoang bất ruồi đực “bị cắm sừng” đang ở bên ngoài mải mê theo đuổi một con di nào đó, còn chính bạn tình của nó thì cũng đang rơi vào tầm ngắm của những con đực khác.

Những con số thống kê đó dường như khiến chiến lược sinh sản phối hợp trở thành một chiến lược không đem lại những giá trị rõ ràng cho giống dực của loài chim khoang bắt ruồi, nhưng những con đực này thừa đủ thông minh để hạn chế bớt những rủi ro cho bản thân. Những con đực vẫn lằng vảng trong phạm vi hai đến ba mét quanh tổ vé hông chừng con cái đó một cách hết sức mẫn Bấn thậm chí cả khi chúng đã thực sự giao phối được với con cái – bạn tình chính thức. Chi khi con lẠl này đã thực sự được thụ tinh, chúng mới rời khồỉ tổ và bắt đầu thực hiện việc tán tỉnh bên ngoài.

Đến đây, chúng ta thử cùng tổng kết những IkỂỈ quả hết sức đa dạng của cuộc chiến giới tính ở Bắc loài động vật, và xét xem làm thế nào mà hình ifốc sinh sản của loài người có thể ăn nhập vào b$c tranh tổng thể đó. Trong khi ở một vài khía t’ậnh nào đó, đặc điểm tình dục ở loài người là độc iảết vô nhị thì, cuộc chiến giới tính dường như vẫn cliễn ra như một lẽ thường tình. Đặc điểm tình dục ở loài người tương đồng vớỉ rất nhiều những ỉãậỉ động vật khác: thế hệ sau được sinh ra nhờ vto vlộc nội thụ tinh và đòi hỏi phải nhận được sự ntỉlm sóc từ cả cha và mẹ. Do đó, điều này rất khấc biệt so với phần lớn các loài mà hình thức sinh sản là ngoại thụ tình và con chi được một bố hoặc mẹ chăm sóc hay chẳng nhận được sự chăm sóc nào hết từ bố mẹ chúng.

Ở loài người, cũng như đối với tất cả các loài thuộc lớp động vật có vú và cả lớp chim ngoại trừ loài gà tây bụi rậm , một quả trứng dù đá được thụ tình cũng không có khả năng sống sót nếu không có sự chăm sóc (Thực ra, nếu xét riêng về quãng thời gian từ lúc thụ thai cho tới khi con có khả năng tự tìm được thức ăn và chăm sóc cho bản thần thì không một loài nào trong số những loài trên có thời gian dài hơn so với con người, và tất nhiên khoảng thời gian này ở loài ngưòi là lâu hơn rất nhiều lần so với đại đa số các loài động vật). Do đó, ở loài người sự chăm sóc của cha mẹ là vồ cùng cần thiết. Câu hỏi duy nhất đặt ra đó là, liệu cha hay mẹ sẽ thực hiện sự chăm sóc đó hay cần tới cá hai?

Đối với loài vật, chúng ta nhận thấy câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào sự tương đối của mức độ đầu tư bắt buộc ở con đực và con cái đối vớỉ cái phôi, những cơ hội khác nữa đối với con bố/mẹ nếu lựa chọn việc chăm sóc con, cũng như •ự tự tin về tư cách làm chạ/mẹ của mỗi con đực hoặc con cái. Xét tới yếu tố đầu tiên trong nhóm các yếu tố ở trên, người mẹ, người có mức độ đầu tư bắt buộc rõ ràng là lớn hơn người cha, cho dù sự chênh lệch đó sẽ tiêu biến hay thậm chí còn bị đảo ngược nếu so sánh giữa một cái trứng của người phụ nữ với toàn bộ lượng tình trùng được phóng ra. Sau khi thụ thai, người mẹ buộc phải bỏ ra chín tháng tổn hao năng lượng, tiếp đó là thờỉ gian cho con bú, có thể kéo dài tới bốn năm nếu trong điều kiện đời sống như ở thời kì săn bắt – hái lượm, thờỉ kì đặc trưng cho tất cả những xã hội của loài người cho tới trước khi phát minh ra nông nghiệp khoảng 10.000 năm về trước. Chính bản thân tôi cũng nhớ IQỈ rất rõ rằng thức ăn trong tủ lạnh ở nhà chúng tôi 4Ỗ biến mất nhanh tới mức thế nào vào thời kì vợ tôi cho con bú, bởỉ quá trình nuôi con bằng sữa mẹ ở loài ngưồi là cực kì tốn kém về mặt năng lượng. Mức năng lượng cần thiết hằng ngày đối với một bà mẹ đang cho con bú vượt xa so với nhu cầu của phần lớn những người đàn ông có lối sống tương đối năng động và gần như là cao nhất ở nữ giới, ngoại trừ trường hợp những vận động viên chạy đường trường (marathon) đang trong giai đoạn tập luyện. Do đó, câu chuyện dướỉ đây sẽ chẳng bao giờ có thể xảy ra: một người phụ nữ vừa mói thụ thai, ngồi bật dậy trên chiếc giường ngủ đôi của mình, sau đó nhìn thẳng vào mắt của người chồng hay tình nhàn của cô ta mà nói với anh ta rằng: “Anh di mà chăm sóc lấy cái bào thai này nếu anh muốn nó tồn tại bởi em sẽ không làm điều đó đâu”. Chồng của cô ta có lẽ sẽ coi đó như một sự lừa gạt vó vị.

Yếu tố thứ hai có ảnh hưởng tới lợi ích tương đối giữa người đàn ông và người phụ nữ trong việc chăm sóc một đứa trẻ chính là họ có điểm khác biệt trong những cơ hội khác có thể tới. Bởi trong khoảng thời gian mà người phụ nữ dành cho việc thụ thai và cho con bú (trong điều kiện sống như ở các bộ lạc săn bắt – hái lượm), cô ta không có cách nào dể có thể tiếp tục thụ thai. Cách thức cho con bú cổ điển, đó là cho bú rất nhiều lần trong mỗi giờ, và chính điều đó dẫn tới việc sản sinh ra những hormon làm cho mất kinh (hay việc tạm ngưng chu kì kinh nguyệt) do giai đoạn cho con bú kéo dài tới vài năm. Do đó, những bà mẹ ở thời kì săn bắt – hái lượm sinh con cách xa nhau ít nhất là vài năm. Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ có thể thụ thai tiếp chỉ vài tháng sau khi sinh con mà nguyên nhân là thay vì cho con bú sữa mẹ, họ cho trẻ bú bình hay cho bú chi một lần trong nhiều giờ (vì sự tiện lợi, các bà mẹ hiện đại thường có khuynh hướng làm điều này). Trong những điều kiện như thế, người phụ nữ nhanh chóng có lại chu kì kinh nguyệt bình thường. Tuy nhiên, ngay đổi vái những phụ nữ hiện đại kiêng cho con bú Cũng như không thực hiện bất cứ hình thức tránh thai nào cũng hiếm khi có thể tiếp tục sinh thêm con trong khoảng thời gian dưới một năm, và có rất ít người phụ nữ có thể sinh hơn 12 người con trong cả cuộc đòi. Kỉ lục về số con mà một người phụ nữ sinh ra trong cả cuộc đời lên tới 69 người (đó là một phụ nữ Moscow rất đặc biệt bởỉ thường ninh ba). Con số này thoạt nghe có vẻ rất khác thường nhưng đó chỉ là trước khi đem so sánh nó vởi số con mà một người đàn ông có thể sinh ra mà tôi sẽ đề cập tới dưới đây.

Bởi thế, việc có nhiều chồng cùng lúc cũng khỏng thể khiến cho một người vợ sinh nhiều con hơn được và có rất ít những xã hội loài người còn duy trì thưòng xuyên tục đa phu. Duy nhất chi có tnột cộng đồng người như thế, và đã được nghiên ?ửu khá kĩ lưỡng đó là cộng đồng người Tre-ba ở Tíly Tạng, tính trung bình một ngưòỉ phụ nữ có hai phồng nhìn chung cũng không có nhiều con hơn một người phụ nữ chi có một chồng. Thay vào đó, l’An nguyên khiến cho cộng đồng này duy trì tục ớn phu lại chính là do luật lệ chiếm hữu đất đaỉ của XA hội người Tre-ba: những cặp anh em ruột thường cưới cùng một người phụ nữ nhằm tránh việc phân chia quyền sở hữu những mảnh đất vốn dl nhỏ bé.

Do đó, một người phụ nữ dù có “lựa chọn” việc chăm sóc con thì cũng không loại trừ những cơ hội sinh sản tuyệt vời khác. Nhưng ngược lại, loài chim dẽ nước cái vốn có nhiều con đực cùng lúc, sẽ sinh trung bình 1,3 con chim non phát triển đến tuổi trưởng thành nếu nó chi giao phối với một con chim trống, nhưng nếu nó có hai con trống cùng lúc con số này sẽ là 2,2 con, và nếu con mái đó kết cặp với ba con trống thì trung bình có tới 3,7 con được sinh ra. Ở khía cạnh này, phụ nữ cũng khác vớỉ nam giới xét trên trung bình khả năng thụ thai lí thuyết ở tất cả những người phụ nữ trên Trái đất này. Không giống như sự bất lợi về mặt di truyền của tục đa phu ở người phụ nữ bộ tộc Tre-ba, tục đa thê lại thực sự đáng giá đối với những người đàn ông theo đạo Mormon thế kỉ 19, khi mằ số lượng con sinh ra trong cả cuộc đời người đàn ông tăng từ bảy người con nếu chỉ có một vợ lên tói 16 đến 20 con nếu ông ta có từ hai đến ba vợ, thậm chí lên tối 25 đứa con đối với những người lãnh đạo nhà thờ thường có tới năm vợ.

Thậm chí những lợi ích từ việc có nhiều vợ là hết sức rõ ràng khi nhắc tới trường hợp có hàng trăm con của những ông hoàng trong thời kì hiện đại có khả năng thâu tóm nguồn tài nguyên ở xa hội quản lí tập trung cho việc nuôi dưỡng hết số con cái của họ mà không thực sự tự mình chăm sóc những đứa trẻ được sinh ra. Vào thếkỉ 1% cổ một vị khách đến thăm cung đỉện của hoàng tử Ẫn Độ tén là Nizam ở vùng Hyderabad, von sở hữu một hậu cung cục lớn, có chuyện như sau xảy ra: chỉ trong tám ngậy có bốn người vợ cửa Nizam cùng lầm bồn, cùng vớỉ đó là chứi bà sẽ sinh con trong tuần kế tiếp. Kỉ lục về số lượng con sinh ra trong đời một người đàn ông được cho lẫ thuồc về vi hoàng đế Hồi giáo khát máu người Maroc, ông ta d& sinh ra tóỉ 700 người con trai, còn số lượng con gái thì không được thống kê nhưng chắc cũng phải x&p xỉ như thế. Những con số đó thể hiện rất rõ rằng một ngưòỉ đàn ông khi thụ thai vói một người phụ nữ và rồi dành cả cuộc đờỉ của ông ta để chăm Hốc cho những đứa con, có lẽ sẽ mất đi vô vàn những cơ hội khác.

Nhân tố còn lại có khuynh hướng khiến cho việc chăm sóc một đứa trẻ về mặt dí truyền không mang lại nhiều lợi ích cho nam giới như đối vóỉ phụ nữ chính là sự nghi ngờ về mặt pháp lí tư cách tikm cha. Trong trường hợp này, ngưòi đàn ông sẽ Gồ chung hoàn cảnh giống như những con đực khác ở tất cà những loài cố hình thức nội thụ tình. Một người đàn ông lựa chọn việc chăm sóc cho dứa trẻ phải chấp nhận mạo hiểm rằng, anh ta không thể biết được liệu những nỗ lực của anh ta Bố phái là để duy trì gen của một địch thủ nào đó Hay không. Sự thực mang khía cạnh sinh học này chính là nguyên nhân chính yếu gây ra những hành động ghê tởm mà những người đàn ông ở những xã hội khác nhau lựa chọn nhằm gia tăng sự tự tin của bản thân họ về tư cách làm cha thông qua việc hạn chế tối đa những cơ hội gần gũi về mặt thể xác của người vợ với những người đàn ông khác. Một trong số những tập tục đó chính là việc trả giá cao cho những cô dâu còn trinh trắng, tục lệ định rõ tội ngoại tình dựa vào tình trạng hôn nhân chi đối với những người phụ nữ can dự (nhưng lại không đề cập đến tình trạng hôn nhân của người đàn ông liên quan). Một tập tục kiềm chế hay thực sự giam hăm người phụ nữ chính là tục cắt âm vật nhằm làm giảm hứng thú tình dục cúa người phụ nữ trong giai đoạn đầu của việc quan hệ tình dục, dù cho đó là quan hệ tình dục có hay không có hôn thú, hay việc bịt âm đạo nhằm ngăn cản việc quan hệ tình dục (khâu gần như kín môi âm vật ở phụ nữ nhằm khiến cho họ không thể quan hệ với người đàn ông khác khi chồng vắng nhà).

Cả ba yếu lố kể trên – sự khác biệt về giới tính trong phần đầu tư bắt buộc của những người làm cha/làm mẹ, những cơ hội khác bị tước mất khi dành thời gian cho việc chăm sóc con và sự tự tin về tư cách làm cha/ làm mẹ – cùng đóng góp vào việc khiến cho người đàn ông có khuynh hướng thiên về việc bỏ rcri người phụ nữ và đứa trẻ hơn. Tuy nhiên, một người đàn ông không giống như con đực của loài chim thiên đường hay loài hổ hoặc con đực của bất cứ một loài động vật nào khác, những kẻ có thể đơn giản là bay đi một cách an toàn hay bỏ đi ngay sau khi giao phối, cùng vói luy nghĩ rằng con cái – bạn tình mà nó vừa bỏ mặc 06 khả năng hoàn tất mọi công việc còn lại nhằm duy trì gen của nó. Trẻ sơ sinh hiển nhiên cần có dược sự chăm sóc của cả cha và mẹ, đặc biệt trong xã hội truyền thống. Ở Chương 5, chúng ta sẽ ĩlhận thấy rằng những hành động thể hiện sự chăm sóc của tình phụ tử ở người cha thực ra phức tọp hơn rất nhiều so với khi mới nhìn thoáng qua. Úi nhiều người ở phần lớn nam giới trong những xfi hội truyền thống có những đóng góp không thể phủ nhận đối với những đứa con và người vợ của họ. Những lợi ích mà họ mang lại bao gồm: sự tìm kiếm và phân phát thức ăn, bảo vệ không chỉ trước những loài thú ăn thịt mà còn là chống lại những người đàn ông có mối quan tâm đặc biệt về tình dục vớỉ người mẹ của những đứa con của ông ta, •ở hữu đất đai và tạo ra năng suất từ đó, xây dựng nhà cửa, dọn dẹp ruộng vườn, tạo ra nhiều công cụ lao động hữu ích, dạy dỗ bọn trẻ đặc biệt là những đứa con trai, và cũng vì thế mà gia tăng cơ hội sống sót cho những đứa con của người đàn ông đó.

Sự khác biệt về mặt giói tính trong giá trị di truyền có được từ sự chăm sóc của người cha/ hay mẹ đối với hai giói mang lại những nền tảng sinh học cho thái độ cư xử rất khác biệt nhưng đều hết sức quen thuộc ở những người đàn ông và người phụ nữ khi hướng đến quan hệ ngoài hôn nhân. Do một đứa trẻ hiển nhiên đòi hỏi phải nhận được sự chăm sóc từ cả người cha và người mẹ trong những xã hội truyền thống nên tình dục ngoài hôn nhân thực sự mang lại lợi ích cho người đàn ông nếu đó là quan hệ với người phụ nữ đã có chồng, mà người chồng này không hề hay biết vẫn tiếp tục chăm sóc đứa trẻ được sinh ra. Quan hệ tình dục ngẫu nhiên giữa một người đàn ông và một người phụ nữ đã có chồng có xu hướng làm gia tăng số lượng con của người đàn ông đó nhưng điều này lại không đúng đối với trường hợp người phụ nữ. Khác biệt quan trọng đó được phản ánh thông qua những động cơ khác nhau của những người đàn ông và người phụ nữ. Những nghiên cứu về hành vi ở một loạt các xã hội loài người trên Trái đất thể hiện rằng người đàn ông có khuynh hướng quan tâm đến nhiều dạng tình dục hơn so với phụ nữ, bao gồm cả quan hệ tình dục ngẫu nhiên và những mối quan hệ ngắn ngủi. Thái độ này hoàn toàn có thể hiểu được bởi nó có khuynh hướng tăng cường tối đa sự truyền lại gen ở nam giới chứ không phải nữ giới. Ngược lại, động cơ thúc đẩy người phụ nữ bước vào mối quan hệ ngoài hôn nhân thường được cho rằng tự bản thân người phụ nữ đó không cảm thấy thỏa mãn về quan hệ hôn nhân của họ. Một người phụ nữ như thế thường có khuynh hướng đi tìm một mối quan hệ bền vững mới: hoặc là một cuộc hôn nhân mới hay việc ngoại tình dài lâu vói một người đàn ông tử tế hơn chồng của cô ta trong việc cung cấp của cáỉ hay gen tốt.

error: Content is protected !!