Chương 1: Loài động vật có đời sống tình dục kỳ quặc nhất

Nếu chú chó của bạn biết suy nghĩ và có thể nói được, và nếu hỏi nó nghĩ gì về đời sống tình dục của bạn, bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi nghe nó trả lời. Câu trả lời có thể như sau:

“Con người thật kinh tởm, họ quan hệ tình dục vào bất cứ ngày nào trong tháng! Barbara thậm chí còn đề nghị quan hệ ngay cả khi cô ấy biết rất rõ rằng mình không thể thụ thai ngay sau kì kinh. John thì lúc nào cũng háo hức muốn “quan hệ” mà chẳng thèm quan tâm đến chuyện những nỗ lực đó có thể đem lại cho anh ta một đứa con hay không. Điều thực sự gớm ghiếc nếu bạn biết rằng Barbara và John vẫn tiếp tục quan hệ ngay cá khi cô ấy đang mang bầu! Điều đó cũng tồi tệ như mỗi khi bố mẹ John đến thăm, mặc dù mẹ của John đã trài qua thời kì mà người ta gọi là mãn kinh từ vài năm trước nhưng tôi có thể nghe thấy họ đang làm chuyện đó. Mẹ của John chẳng thể nào có con được nữa, nhưng bà ấy vẫn muốn quan hệ tình dục, và cha của John thì vẫn cố giúp bà ấy. Thật là những nỗ lực vô ích! Và điều kì quặc nhất là: Barbara và John, và cả bố mẹ của John nữa, họ đóng cửa phòng và quan hệ tình dục một cách kín đáo thay vì làm chuyện đó trước mặt bạn bè của họ như bất kì một chú chó có lòng tự trọng nào!”

Để hiểu được tại sao chú chó của bạn có ý nghĩ như vậy, bạn cần thoát khỏi suy nghĩ của một “con người” để phán xét các hành vi tình dục thông thường của loài người. Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ ngày nay, người ta cho rằng miệt thị những người không tuân theo chuẩn mực của chính chúng ta là hẹp hòi và là một định kiến đáng trách. Mỗi dạng định kiến này được gắn với cụm từ thật mỉa mai là “chủ nghĩa phân biệt” (“ism”), chẳng hạn như chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (racism), chủ nghĩa phân biệt giới tính (sexism), chủ nghĩa dĩ Âu vi trung (Eurocentrism – coi châu Âu là nhất, là trung tâm của thế giới), chủ nghĩa trọng nam (phallocentrism – coi nam giới là trung tâm). Trong danh sách các tội “chủ nghĩa phân biệt” hiện đại, những nhà bảo vệ động vật cũng thêm vào đó tội “chủ nghĩa phân biệt giống loài” (species-ism). Các tiêu chuẩn về phương thức sinh hoạt tình dục của chúng ta hoàn toàn lệch lạc, chỉ gói gọn trong mức độ loài (species-ist), và chi áp dụng được trong chính loài người (human-centric) bởi bản năng sinh dục của con người rất khác biệt nếu đem so với những tiêu chuẩn của 30.000.000 loài động vật khác. Nó cũng bất bình thường nếu so vớỉ các tiêu chuẩn của hàng triệu loài thực vật, nấm và vi sinh vật trên thế giói, nhưng tôi sẽ bỏ qua mối tương quan lớn hơn đó bởỉ tôi vẫn chưa vượt qua được chủ nghĩa “trọng động vật” (zoocentrism: coi động vật là trung tâm) của chính mình. Cuốn sách này chi giới hạn trong những chi tiết giúp chúng ta có thể hiểu được bản năng sinh dục của loài người thông qua việc ngoại suy các vấn đề của con người tới các loài động vật khác.

Đầu tiên, hãy xem xét cái gọi là bản năng sinh dục thông thường dựa trên những tiêu chuẩn của gần 4.300 loài động vật có vú trên trái đất mà con lìgười cũng là một trong số đó. Đại đa số các loài động vật có vú không sống dưới hình thức gia dinh hạt nhân vdi một cặp đực-cái, cùng nhau chăm sóc con cái của chúng. Thay vào đó, ở nhiều loài động vật có vú, các con đực và con cái thường sống đơn độc, ít nhất là trong mùa sinh sản, và chi gặp gỡ để giao phối. Vì thế, các con đực không có vai trò chăm sóc con cái như một người cha; tinh (rùng là sự đóng góp duy nhất cho con và cho người bạn tình tạm thời của chúng.

Thậm chí phần lớn động vật có tập tính xã hội như sư tử, chó sói, tinh tinh và nhiều loài động vật có vú móng guốc cũng không kết thành từng cặp đực-cái riêng biệt trong bầy đàn của chúng. Trong những bầy đàn như vậy, những con đực đối xử bình đẳng với các thú con trong đàn và không có dấu hiệu gì trong việc nhận biết được con riêng của nó. Trên thực tế, chi trong những năm gần đây, các nhà khoa học nghiên cứu về sư tử, chó sói và tinh tinh mới biết được con đực nào là cha của con nào nhờ sự trợ giúp của các xét nghiệm ADN. Tuy nhiên, giống như bất cứ sự khái quát hóa nào, những nhận định này cũng có ngoại lệ của nó. Những chú ngựa vằn đa thê, những vượn gorin có nhiều “tì thiếp”, những cặp vượn đực-cái sống thành từng đôi riêng lẻ, và những con khỉ đuôi sóc – lông yên ngựa (Saddleback tamarin monkeys) sống thành nhóm gồm hai con đực và một con cái là những loài trong số rất ít loài động vật có vú có con đực chịu trách nhiệm làm cha.

Việc sinh hoạt tình dục của các loài động vật có vú có đời sống bầy đàn thường diễn ra công khai, trước sự chứng kiến của các thành viên khác trong đàn. Ví dụ, một con khỉ đuôi cộc (Barbary macaque) trong thời kì động dục có thể giao phối với bất kì con đực nào trong đàn và không hề có ý định che giấu việc đó với các con đực khác. Người ta đã ghi nhận được một trường hợp ngoại lệ điển hình về việc giao phối nofi công cộng trong bầy tinh tinh, một con đực và một con cái đang trong thời kì động dục có thể rời khỏi đàn trong vòng vài ngày, hiện tượng mà con người gọi là “cuộc sống một vợ – một chồng”. Tuy nhiên, con tinh tinh cái này (tuy có sinh hoạt tình dục riêng tư vớỉ bạn tình của nó) vẫn có thể giao phối công khai với các con tinh linh đực khác cũng trong thời kì động dục đó.

Trong thời kì sinh sản, những con cái trưởng thành ở hầu hết các loài động vật có vú có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để thể hiện chúng đang ở trong một giai đoạn ngắn ngủi của sự rụng trứng và có thể thụ tinh. Những biểu hiện này có thể thấy bằng thị giác (ví dụ như vùng quanh âm đạo trở thành màu đỏ nhạt), ngửi bằng khứu giác (tỏa ra một mùi đặc trưng), nghe bằng thính giác (tạo ra những tiếng động) hoặc trong cách cư xử (cúi thấp người trước một con đực trưởng thành và phô bày âm đạo của nó). Những con cái muốn giao phối chi trong những ngày mà trứng có thể thụ tinh thường không hấp dẫn hoặc ít hấp dẫn về mặt giói tính vói các con đực trong những ngày khác. Điều này là do trong những ngày đó chúng không có những tín hiệu khêu gợi và sẵn sàng từ chối sự theo đuổi của bất kì con đực nào vẫn “ham muốn” ở những ngày bình thường. Như vậy, tình dục rõ ràng không phải vì sự thích thú và gần như không tách rời khỏi chức năng sinh sản. Điều khái quát này cũng có những ngoại lệ: Tình dục được tách biệt một cách rõ ràng vởi sinh sản ở một số loài, ví dụ như ở loài tinh tinh lùn (Pygmy chimpanzee) và cá heo.

Và cuối cùng, sự mãn kinh không phải là hiện tượng phổ biến ờ những loài động vật có vú trong tự nhiên. Sự mãn kinh có nghĩa là chấm dứt hoàn toàn khả năng sinh sàn trong một khoảng thời gian, khoảng thời gian này ngắn hơn nhiều so với thời kì có khả năng sinh sản trước đó, và sau khi mãn kinh cũng là lúc không còn khả năng sinh sản. Thay vào đó, các loài động vật có vú hoang dã vẫn có thể sinh sản cho đến lúc chết hoặc chỉ giảm dần khả năng sinh sản khi đã già.

Bây giờ, chúng ta thử so sánh những điều vừa thảo luận về bán năng sinh dục bình thường ở các loài động vật với bản năng sinh dục của con người. Những thuộc tính dưới đây được con người chúng ta cho là bình thường:

1. Đại đa số đàn ông và phụ nữ trong hầu hết các xã hội đều duy trì mối quan hệ cặp đôi lâu dài (“quan hệ hôn nhân”) và được những thành viên khác trong xã hội công nhận mối quan hệ đó dựa trên bổn phận của cà hai đối với nhau. Các cặp này sinh hoạt tình dục nhiều lần, và chủ yếu hoặc hoàn toàn chỉ với đối tác của mình.

2. Bên cạnh sự hòa hợp về mặt tình dục, hôn nhân cũng có nghĩa là mối quan hệ hợp tác trong việc chăm sóc những đứa con chung của hai người. Cụ thể hơn, cả nam và nữ đều thực hiện vai trò làm cha mẹ của mình.

3. Cho dù sống vdti nhau theo cặp (hoặc đôi khi là đa thê), một người chồng và vợ (hoặc những người vợ) không sống như một cặp đôi tách biệt trong một “lãnh thổ” riêng (giống như loài vượn đề cập trên đây) để phòng vệ các cặp đôi khác mà họ sống trong một xã hội bao gồm nhiều cặp đôi khác. Trong xã hội đó, họ hợp tác với nhau về mặt kinh tế và cùng lui tới những khu vực công cộng.

4. Các cặp vợ chồng thường có đời sống tình dục riêng tư chứ không thể phớt lờ sự có mặt của những người khác.

5. Sự rụng trứng của con người cũng kín đáo chứ không được thể hiện ra ngoài. Do đó, giai đoạn thụ tinh ngắn ngủi trong thời kì rụng trứng khó có thể nhận biết đối với những người bạn tình và ngay cả với bản thân nhiều phụ nữ. Sự sẵn sàng tiếp nhận quan hệ tình dục ở người phụ nữ không giới hạn trong thời kì thụ tinh để hoàn thiện phần lớn hoặc hoàn toàn chu kì kinh nguyệt. Do đó, quan hệ tình dục của con người thường diễn ra vào những thờỉ điểm không phù hợp cho quá trình thụ thai. Điều đó đồng nghĩa với việc tình dục ờ loài người hầu như chỉ là vui thú, chứ không phải chỉ dể thụ tinh.

6. Tất cả phụ nữ khi đến độ tuổi 40 hoặc 50 sẽ phải trải qua giai đoạn mãn kinh, thời kì kết thúc hoàn toàn khả năng sinh sản. Nam giới thường không có thời kì “mãn kinh”: trong khi từng cá nhân có thể gặp phải vấn đề về khả năng thụ tinh ở bất kì độ tuổi nào thì tuổi tác không có vai trò quyết định trong việc không có khả năng sinh sản hoặc chấm dứt hoàn toàn khả năng sinh sản.

Quy luật sinh ra phản quy luật: chúng ta gọi một điều gì đó là “quy luật” đơn giản bởi vì nó xuất hiện thường xuyên hơn so với những điều đối nghịch với nó (phản quy luật). Điều đó đúng với quy luật sinh dục của con người cũng như với các quy luật khác. Nếu đâ đọc hai trang trước, thì độc giả chắc chắn đã nghĩ rằng sẽ có ngoại lệ của những điều khái quát mà tôi đưa ra, dù sao thì đó vẫn là những điều khái quát hóa. Ví dụ, ngay cả trong các xã hội mà chế độ một vợ một chồng được luật pháp hoặc phong tục công nhận, sinh hoạt tình dục ngoài hôn nhân ‘hoặc tiền hôn nhân vẫn rất phổ biến và cũng có nhiều hoạt động tình dục không phải từ mối quan hệ lâu dài. Loài người cũng có hiện tượng “tình một đêm”. Mặt khác, phần lớn chúng ta chấp nhận những mối tình kéo dài nhiều năm hoặc nhiều thập ki, trong khi các loài hổ và đười ươi chẳng chấp nhận điều gì khác ngoài “tình một đêm”. Việc xác định người cha thông qua việc xét nghiệm gen được phát triển trong nửa thế kỉ qua đã cho thấy: đại đa số những đứa trẻ người Mĩ, Anh và Italia đều được sinh ra từ ngưòi chồng (hoặc bạn trai lâu năm) của mẹ chúng.

Bạn đọc chắc hẳn cũng sẽ bất bình với việc sử dụng các thuật ngữ “một vợ – một chồng” (monogamous), “đa thê/đa phu” (harem) (có nguồn gốc từ tiếng A Rập), những từ mà các nhà động vật học sừ dụng cho loài ngựa vằn và khỉ đột, để mô tả thể chế loài người. Vâng, nhiều người đã quen với chế độ “một vợ – một chồng” thông thường. Vâng, chế độ đa thê (tập thể bao gồm một người chồng và nhiều người vợ cùng sống với nhau) được coi là hợp pháp ở một số nước, và đa phu (tập thể bao gồm một người vợ và nhiều người chồng sống cùng nhau) được coi là hợp pháp ở một số ít quốc gia. Thực tế, chế độ đa thê được chấp nhận ở rất nhiều xã hội trước thời kì hình thành các nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, kể cả trong các xã hội có chế độ đa thê chính thống thì đa số đàn ông cũng chỉ có một vợ tại một thời điểm nhất định và chỉ có những người đàn ông thực sự giàu có mới có thể sở hữu và nuôi dược vài người vợ cùng một lúc. Chế độ thê thiếp này làm tôi liên tưởng đèn những hậu cung đầy phi tần, giống như chế độ thê thiếp ở các gia đình hoàng lộc Ấn Độ hoặc A Rập, chỉ có thể xuất hiện ở xã hội pháp quyền thành lập rất muộn trong quá trình liến hóa của con người, và xã hội đó cho phép một số ít đàn ông thâu tóm một gia tài khổng lồ. Do đó, chúng ta có thể khái quát rằng: Đa số đàn ông trưởng thành trong hầu hết xã hội loài người đều liên quan đến các quan hệ “cặp đôi” lâu dài và thường là “một vợ-một chồng” trong quan hệ tình dục cũng như về mặt luật pháp.

Một điểm khác cũng có thể gây bất bình là việc tôi mô tả cuộc hôn nhân của con người là mối quan hệ hợp tác trong việc nuôi dưỡng những đứa con chung. Đa số trẻ em đều nhận được sự chăm sóc từ mẹ của chúng nhiều hơn là từ những người cha. Trong xã hội hiện đại, những bà mẹ không hôn thú chiếm một ti lệ cao trong nhóm dân số trưởng thành. Tuy nhiên, trong xã hội cũ, những bà mẹ không hôn thú phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn để nuôi dưỡng những đứa con của mình. Nhưng chúng ta vẫn có thể khái quát rằng: Phần lớn trẻ em cũng ít nhiều nhận được sự chăm lo của cha chúng dưới nhiều hình thức như nuôi nấng, dạy dỗ, bảo vệ và cung cấp thức ăn, chỗ ở và tiền bạc.

Tất cả những đặc điểm về bản năng giới tính ở con người như quan hệ tình dục lâu dài, cùng chăm sóc con cái, sống gần với các cặp khác, quan hệ tình dục riêng tư, rụng trứng kín đáo, sự dễ dàng chấp nhận quan hệ của phụ nữ, quan hệ tình dục để tìm kiếm niềm vui và sự mãn kinh của phụ nữ là những điều mà con người chúng ta cho là bình thường. Chúng ta cảm thấy bị kích thích, buồn cười hoặc cảm thấy ghê sợ khi đọc về những thói quen sinh dục của loài sư tử biển, các loài chuột có túi hay đưòi ươi, những con vật có đờỉ sống khác với chúng ta. Cuộc sống của chúng có vẻ như kì quặc đối với chúng ta. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng theo cách nhìn nhận đặc trưng về phương diện loài (speciesist interpretation). So với tiêu chuẩn của 4.300 loài động vật có vú khác trên thế giới và thậm chí là tiêu chuẩn của những loài linh trưởng lớn (tinh tinh, tinh tinh lùn, khỉ đột và đười ươi), chúng ta mớỉ chính là những kẻ kì quặc.

Tuy nhiên, bản thân tôi thì thậm chí còn sai lầm hơn cả thuyết “trọng động vật” (coi động vật là trung tâm – zoo centric). Tôi bị mắc vào một cái bẫy thậm chí còn nhỏ hẹp hơn là thuyết “trọng động vật có vú” (coi động vật có vú là trung tâm – mamalo-centrism). Liệu chúng ta có trở nên bình thường hơn nếu chịu sự phán xét từ các tiêu chuẩn của những loài không phải là động vật có vú? Những loài động vật khác đã thể hiện đời sống lình dục và hệ thống xã hội còn rộng hơn cả những gì có ở động vật có vú. Trong khi con của da số các loài động vật có vú nhận sự chăm sóc từ mẹ của chúng thì ngược lại, ở một số loài khác như chim, ếch nhái và cá, con đực lại đóng vai trò là kẻ chăm sóc những đứa con của nó.

Ở một số loài cá sống dưới biển sâu, con đực chỉ là một phần phụ kí sinh sống bám vào cơ thể con cái; ờ một số loài nhện và côn trùng, con đực bị con Ciii ăn thịt ngay sau khi giao phối. Trong khi con người và đa số động vật có vú khác sinh sản nhiều lần trong đời, các loài cá hồi, bạch tuộc và nhiều loài khác lại thực hiện điều được gọi là sự sinh sản “tự diệt” hay sinh sản một lần duy nhất trong đời: nỗ lực để sinh sản một lần duy nhất, và sau đó, chúng sẽ chết như đã được lập trình sẵn. Phương thức lựa chọn bạn tình của một số loài chùn, ếch nhái, cá và côn trùng (cả những loài dơi và sơn dương) giống như ở một quán bar cho những người độc thân – Tại một địa điểm quen thuộc, được gọi là “khu vực sinh sản” “lek”, nhiều con đực xây dựng tổ của riêng chúng và cạnh tranh với nhau để thu hút sự chú ý của những con cái ghé qua. Mỗi con trong số chúng sẽ lựa chọn một bạn tình cho mình (thường thì sẽ có nhiều con cái cùng lựa chọn một con đực mà chúng thích), giao phối với nó và sau đó bỏ đi nơi khác để nuôi dưỡng những đứa con mà không cần đến sự giúp đỡ của con đực.

Đối với các loài động vật khác nữa, cũng có thể tìm ra một vài loài có bản năng sinh dục giống với chúng ta ở một số mặt nào đó. Đa số các loài chim ở châu Âu và Bắc Mĩ ghép đôi ít nhất là trong một mùa sinh sản (một số trường hợp có thể ghép đôi trọn đời), cả con đực và con cái cùng chăm sóc chim non. Trong khi những loài chim đó khác với chúng ta ở chỗ các cặp đôi độc chiếm một vùng lãnh thổ riêng thì cũng có nhiều loài chim biển khác giống chúng ta hơn ở điểm các cặp đôi sinh sản trong những chiếc tổ sát cạnh nhau. Tuy nhiên, tất cả những loài chim này đều khác với con người ở chỗ quá trình rụng trứng được biểu hiện bên ngoài, sự chấp nhận quan hệ của con cái và các hoạt động tình dục hầu hết chỉ xảy ra ở giai đoạn thụ tính, trong thờỉ kì trứng rụng, hoạt động tình dục không có tính chất tiêu khiển và sự hợp tác về mặt kinh tế giữa các cặp đôi là rất ít hoặc không có. Loài tính tình lùn giống hoặc tương tự với chúng ta ở những điểm như: sự chấp nhận quan hệ của con cái kéo dài trong vài tuần của chu kì động dục, hoạt động tình dục chủ yếu là để tiêu khiển và có đôi chút hợp tác về mặt kinh tế giữa nhiều thành viên trong đàn. Tuy nhiên, loài tinh tính lùn không có những đặc điểm như: sự kết đồi giao phối, quá trình rụng trứng thầm lặng sự nhận biết và chăm sóc con riêng rẽ. Hầu hết hoặc toàn bộ những loài này đều khác với chúng ta ở điểm không có chu kì mãn kinh rõ ràng ở con cái.

Như vậy, cho dù là dưốỉ cái nhìn của thuyết “trọng động vật” (không chi là động vật có vú: uon-mamalo-centric) thì cũng vẫn cũng cố thêm những suy nghĩ trong chú chó của chúng ta: “Con người thật là kì quặc”. Chúng ta ngạc nhiên về nhưng điều tường chừng kì quặc trong tập tính I ứ.i loài công và các loài chuột có túi, nhưng tập linh cùa những loài này thực ra vẫn nằm trong phạm vi dao động của các loài động vật, và thực tế là chính chúng ta mới là những kẻ kì quặc nhất trong số đó. Các nhà động vật học theo chủ nghĩa loài (species-ist zoologists) đưa ra các lí thuyết giải thích tại sao loài dơi quả đầu búa lại tiến hóa theo hệ thống lựa chọn bạn tình của chúng nhưng lại không đưa ra những lí thuyết về việc tìm bạn tình của chính chúng ta. Tại sao con người lại có sự tiến hóa khác đến vậy?

Câu hỏi này càng trở nên cấp thiết hơn khi chúng ta so sánh bản thân mình với những loài họ hàng gần gũi nhất trong thế giới động vật có vú, những loài linh trưởng lớn (để phân biệt với các loài vượn và linh trưởng nhỏ). Gần nhất với loài người là tinh tinh và tinh tinh lùn chầu Phi, chi khác biệt với chúng ta 1,6% chất liệu di truyền trong nhân tế bào (ADN). Một loài khác cũng gần với chúng ta là khi gorin (2,3% bộ gen khác với con người) và loài đười ươi Đông Nam Á (khác biệt 3,6%). Tổ tiên của chúng ta “mới chỉ” có sự khác biệt với tổ tiên của các loài tinh tinh và tinh tinh lùn khoảng 7.000.000 năm trước đây, khoảng 9.000.000 năm trước so với tổ tiên của các loài khỉ gorin và khoảng 14.000.000 năm trước so với tổ tiên của đười ươi.

Khoảng thời gian đó có vẻ như quá lớn đối với vòng đời của mỗi người, nhưng nó chỉ là cái chớp mắt trong khung thòi gian tiến hóa. Sự sống đá tồn tại trên Trái đất từ hơn ba ti năm trước, và các loài động vật cỡ lớn, cơ thể được bao bọc trong mảnh vỏ cứng, có cấu tạo phức tạp mới bùng nổ về mức độ đa dạng khoảng nửa tỉ năm trước đây. Trong quãng thời lờ tương đối ngắn đó, tổ tiên của loài người và tổ tiên của các loài linh trưởng lớn đã tiến hóa riêng biệt, chúng ta cũng mới chỉ tách biệt ở một vài điểm đặc trưng và ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, những điểm khác biệt khiêm tốn đó, đặc biệt là dáng đứng thẳng và bộ não lớn đã đem lại những khác biệt vô cùng lớn trong tập tính của con người.

Cùng với dáng đứng và kích thước bộ não, tập lính sinh dục tạo thành một bộ ba những đặc điểm quyết định để phân tách tổ tiên của loài người và các loài linh trưởng lớn. Các loài đười ươi thường sống cô độc, con đực và con cái gặp gỡ nhau chi để giao phối và con đực không có trách nhiệm của một người cha. Một con khỉ gorin đực lại tập hợp dược một “khuê phòng” bao gồm vài con cái, nó quan hệ tình dục với mỗi con trong một chu kì vài năm (sau khi con cái cai sữa cho con non trước đó, Irở về chu kì động dục và trước khi nó lại mang Ihni lần nữa). Còn các loài tinh tinh và tinh tinh lùn (lù sống thành bầy đàn, không có mối quan hệ đôi lư.i nào và cũng không có mối liên kết cha-con cụ (lú* nào.

Rõ ràng là bộ não lớn và dáng đứng thẳng • long một vai trò then chốt trong cái mà chứng ta gọi là loài người. Trên thực tế, chúng ta đang sử dụng ngôn ngữ, đọc sách, xem tivi, mua hoặc tự hồng lấy phần lớn thức ăn của mình, chiếm lĩnh các lục địa và đại dương, giam nhốt các thành viên của chính chúng ta hoặc các loài động vật khác trong lồng củi, và đang huỷ diệt nhiều loài động- thực vật khác. Trong khi đó, các loài linh trưởng lớn vẫn lặng lẽ thu lượm quả dại trong rừng già, chiếm cứ một vùng nhỏ bé trong vùng nhiệt đới của Cựu thế giới (Old World – Ám chỉ châu Phi), chẳng nuôi nhốt một loài động vật nào và cũng chẳng đe doạ sự tồn tại của loài nào khác. Bản năng sinh dục kì quặc của chúng ta đóng vai trò gì trong việc gặt hái những “mốc son” đó của loài người?

Phải chăng sự khác biệt trong đời sống tình dục có liên quan đến những điểm khác biệt giữa chúng ta với các loài linh trưởng lớn? Ngoài sự khác biệt (hoặc cũng có thể là sản phẩm) của dáng đứng thẳng và bộ não lớn còn có các đặc điểm khác như: con người gần như không có bộ lông rậm, chịu sự phụ thuộc vào công cụ, tạo ra lửa, sự phát triển của ngôn ngữ, nghệ thuật và chữ viết. Nếu bất kì điểm khác biệt nào trên đây dẫn đến sự tiến hóa của những điểm khác biệt về sinh dục thì các mối liên hệ sẽ không rõ ràng. Ví dụ, thật không rõ ràng với việc tại sao sự tiêu biến bộ lông trên cơ thể khiến cho việc quan hệ tình dục lôi cuốn hơn cũng như thật không rõ ràng với việc tại sao sự tạo ra lửa dẫn đến sự mãn kinh. Thay vào đó, tôi muốn tranh luận một điều ngược lại: quàn hệ tình dục mang tính tiêu khiển và sự mãn kinh cũng quan trọng như dáng đứng thẳng và bộ não lớn trong việc phát triển của con người về lửa, ngôn ngữ, nghệ thuật và chữ viết.

Điểm mấu chốt để hiểu được bản năng sinh dục của con người là phải hiểu được đó là một vấn đề trong sinh học tiến hóa. Khi Darwin mô tả hiện lượng tiến hóa sinh học trong cuốn sách Nguồn gốc các loài của ông, đa số các bằng chứng của ông được rút ra từ các đặc điểm giải phẫu. Ông cho rằng hầu hết các cấu trúc của động vật và thực vật đều tiến hóa và chúng có xu hướng biến đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông cũng cho rằng động lực chính đằng sau sự thay đổi trong quá trình tiến hóa chính là chọn lọc tự nhiên. Darwin sử dụng thuật Itgữ này để ám chỉ lằng các loài thực vật và động vật có những đặc điểm thích nghi khác nhau về giải phẫu; một số đặc điểm thích nghi nào đó có thể cho phép các cá thể có khả năng chống chọi để sinh tồn vỉ\ sinh sản thành công hơn các cá thể khác. Và vì Ihí’, các đặc điểm thích nghi đó sẽ tăng tần số xuất liiÌTi trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Các nhà sinh học sau này đã chỉ ra rằng những lộp luận của Darwin về giải phẫu học cũng có thể ling dụng cho sinh lí học và hóa sinh: Những đặc điểm sinh lí và hóa sinh của một loài động vật hoặc thực vật cũng thích ứng với từng kiểu sống và tiến hóa để đáp ứng với các điều kiện của môi ữường. Gần đây hơn, các nhà sinh học tiến hóa đã cho thấy những hệ thống xã hội của động vật cũng tiến hóa và thích nghi. Thậm chí giữa các loài động vật có mối quan hệ gần gũi, một số sống đơn độc, một số khác sống thành từng nhóm nhỏ và một số khác nữa lại sống thành từng nhóm lớn. Hệ quà của tập tính xã hội là sự sống sót và sinh sản. Ví dụ như, tùy thuộc vào nguồn thức ăn của một loài nào đó là tập trung hay rải rác, loài đó có phải đối mặt với những nguy hiểm từ thú ăn thịt hay không mà việc sống dơn độc hoặc thành từng nhóm có thể tốt hơn cho việc tăng cường khả năng sống sót và sinh sản cùa chúng.

Những giả thiết tương tự cũng được áp dụng cho bản năng sinh dục. Một vài đặc điểm sinh dục có thể có lợi thế cho việc sinh tồn và sinh sản hơn những đặc điểm khác, phụ thuộc vào nguồn cung cấp thức ăn của từng loài, sự đối mặt với những loài ăn thịt chúng và những đặc điểm sinh học khác. Tại điểm này, tôi sẽ đề cập đến một ví dụ về một tập tính mà mới đầu tưởng như hoàn toàn trái ngược với logic tiến hóa: Tập tính ăn thịt đồng loại sau quan hệ tình dục. Con đực của một số loài nhện và bọ ngựa thường bị bạn tình của chúng ăn thịt ngay sau khi hoặc thậm chí ngay khi nó đang giao phối với con cái. Việc ăn thịt đồng loại này rõ ràng có sự chấp thuận của con đực vì khi tiếp cận con cái, con đực không hề có ý định chạy trốn và thậm chí còn nghiêng phần đầu và ngực của chúng về phía miệng con cái để nó có thể nhai gần như toàn bộ phân thân của chúng trong khi phần bụng vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ đưa tính trùng vào cơ thể con cái.

Nếu chúng ta nghĩ rằng chọn lọc tự nhiên là sự tối đa hóa tỉ lệ sống sót, những kiểu tự vẫn cho dòng loại ăn thịt như vậy sẽ thật là vô nghĩa.‘Thực r.i, chọn lọc tự nhiên là tăng tối đa khả năng truyền thụ gen, và sự sinh tồn trong đại đa số trường hợp I hi là một chiến lược nhằm đem lại nhiều cơ hội hơn để truyền thụ gen sau này. Giả sử rằng có nhưng cơ hội truyền gen nảy sinh một cách không lương trước được và không thường xuyên, số lượng con được sinh ra trong những cơ hội đó tỉ lệ thuận với điều kiện dinh dưỡng của con cái. Đó là lníhng hợp của một số loài nhện và bọ ngựa sống trong một quần thể có mật độ thấp. Một con đực |i|i.ii may mắn lắm mói gặp được con cái và sự may III.tu dó không thể xảy ra hai lần. Chiến lược của . Oil dực lúc này là tạo ra được càng nhiều con III.Ill)’ gen của nó càng tốt trong cuộc gặp gỡ may III.Ill dó. Lượng dinh dưỡng mà con cái dự trữ dược l àng lớn, nó càng có thể truyền nhiều calo và ỊMolrin vào trứng. Nếu con đực bỏ đi sau khi giao phối, nó có thể không tìm được một con cái nào khác và sự sống sót của nó sau đó sẽ trở nên vô nghĩa. Thay vào đó, con đực có thể giúp con cái sinh được nhiều trứng mang gen của nó hơn bằng việc khuyến khích con cái ăn nó. Hơn nữa, một con nhện cái với cái miệng bị chi phối bởi việc nhai cơ thể con đực sẽ cho phép quá trình giao phối được tiến hành dài hơn, kết quả là sẽ có nhiều tinh trùng được truyền sang và nhiều trứng được thụ tinh hơn. Logic trong tiến hóa của con nhện đực là hoàn hảo và chi kì quặc với chúng ta bởi những đặc điểm sinh học khác của con người khiến cho tình dục ăn thịt đồng loại hoàn toàn không có lợi. Đại đa số đàn ông có nhiều hơn một cơ hội trong cuộc đòi để giao phối; hơn thế nữa, mỗi người phụ nữ được chăm sóc tốt cũng thường chỉ sinh một đứa trẻ tại một thời điểm, hoặc có thể chi là sinh dôi; và một người phụ nữ sẽ không thể tiêu hóa hết cơ thể một người đàn ông trong một lúc để tăng cường mức dinh dưỡng trong quá trình thụ thai.

Ví dụ này minh họa cho việc phụ thuộc của chiến lược tiến hóa sinh dục vào cả các tiêu chí sinh thái và sinh học của loài; cả hai đặc điểm này đều rất khác nhau giữa các loài. Tình dục ãn thịt đồng loại ở các loài nhện và bọ ngựa diễn ra bởi các yếu tố sinh thái ở mật độ quần thể và mức độ gặp gỡ hiếm hoi cũng như các yếu tố sinh học trong khả năng tiêu hóa một lượng thức ăn lớn để tăng cường một cách đáng kể lượng trứng đẻ ra của con cái.
Những chỉ số sinh thái có thể thay đổi chỉ trong một đêm khi một cá thể chiếm lấy một chỗ cư trú mới nhưng những cá thể đã hình thành một quần thể, thừa hưởng những đặc tính sinh học từ các thế hệ hước, chỉ có thể thay đổi một cách chậm chạp thông qua chọn lọc tự nhiên. Vì vậy, sẽ là thiếu sót nếu chỉ xem xét đến nơi cư trú và phương thức sống của một loài nào đó, phác thảo trên giấy một tập hợp các đặc điểm về giới tính có thể phù hợp với nơi cư trú và phương thức sống đó, rồi ngạc nhiên vì tại sao những đặc điểm giới tính được cho là tối ưu đó lại không tiến hóa. Thay vào đó, sự tiến hóa về sinh dục phải tuân thủ nghiêm ngặt những yếu tố di truyền và lịch sử tiến hóa trước đó.

Ví dụ, ở đa số các loài cá, con cái đẻ trứng và con đực sẽ thụ tinh những quả trứng đó bên ngoài cư thể con cái, thế nhưng ở các loài động vật có vú có nhau thai và các loài thú có túi, con cái sẽ sinh ra một con thay vì đẻ ra những quả trứng và tất cả các loài động vật có vú đều có nội thụ tình (tinh (rùng của con đực được đưa vào trong cơ thể con c.ii). Việc sinh con và nội thụ tinh liên quan đến rất nhiều đặc điểm thích nghi sinh học và nhiều gen khác nhau mà các loài động vật có vú có nhau thai và các loài có túi phải tuân thủ nghiêm ngặt trong hàng chục triệu năm. Những đặc điểm di truyền nàv sẽ giúp chúng ta giải thích tại sao không có loài động vật có vú nào chi có con đực chăm sóc con mặc dù chúng có thể sống trong cùng một nơi với các loài cá và ếch nhái, những loài mà chi có con đực thực hiện nghĩa vụ chăm sóc con.

Qua đây, chúng ta có thể định nghĩa lại vấn đề về bản năng sinh dục kì lạ của con người. Trong vòng 7.000.000 năm gần đây, các đặc điểm giải phẫu sinh dục của con người đã được tách biệt với người họ hàng gần nhất của chúng ta, các loài tinh linh, dưới một góc độ nào đó, các đặc điểm sinh lí được tách biệt sâu hơn và tập tính sinh dục của chúng ta còn được tách biệt nhiều hơn nữa. Những điểm khác biệt đó phản ánh sự khác biệt trong môi trường sống và phương thức sống giữa con người và tinh tinh. Những điểm khác biệt đó cũng bị giới hạn bởi những yếu tố di truyền. Những thay đổi nào trong phương thức sống và yếu tố di truyền đã định hướng cho sự tiến hóa bản năng sinh dục kì quặc của chúng ta?

error: Content is protected !!