Nguyên tác chữ Nho (*)
Phiên âm
Tiên sa dẫn thắng quá Chưng (2) Tương,
Thạch Cổ nham đầu bộ tịch dương.
Bi chí nhưng đề hiền tính thị,
Thảo hoa do đái cổ phân phương.
Lưỡng khâm thủy hợp văn lan dũng,
Nhất thốc sơn tiêu đạo mạch trường.
Dục phỏng lão nho lâm giáng trướng, (3)
Khủng tương đường đột đáo cung tường. (4)
Dịch nghĩa: Đề thư viện núi Thạch Cổ
Bè tiên dẫn dắt qua Chưng Tương,
Đầu núi Thạch Cổ bước lần bóng chiều.
Bia còn ghi tên họ những người hiền,
Hoa cỏ vẫn mang hương thơm thời cổ.
Sông như hai vạt áo khép lại, sóng văn dậy,
Một nhóm núi làm nêu dựng, mạch đạo dài.
Muốn thăm vị lão nho vào trướng đỏ,
Sợ rằng đường đột vào cung tường.
Chú thích
(1): Chú thích của tác giả Lê Quang Định: Núi ở huyện Hành Dương, phủ Hành Châu.
(2): Chưng: đất Vân Dương, gần Tiêu Tương.
(3): Giáng trướng: màn đỏ, chỉ nơi dạy học.
(4): Cung tường: dùng để chỉ văn miếu, nhà học.
Hoài Anh dịch thơ
Qua Chưng Tương lướt bè sao,
Đầu non Thạch Cổ bước vào tịch dương.
Tên người hiền bia nêu gương,
Cỏ hoa dường vẫn vương hương cổ thời.
Hai dòng hợp: sóng văn trôi,
Núi dựng nêu: mạch đạo dài thiên thu.
Muốn thăm trường đỏ lão nho,
E rằng đường đột vào khu cung tường.
(*): Tôi chưa tìm được bản gốc chữ Nho, sẽ bổ sung sau.