Ông được mệnh danh là “bậc thày số một của nghệ thuật tình báo Mỹ” và được coi là người đã có công cứu London thoát khỏi những quả tên lửa FAU của phát xít Đức bởi vì ông đã phát hiện ra nơi đóng căn cứ quân sự của Đức trên đảo Penemuyde thuộc biển Baltic. Ngay sau chiến tranh, ông cũng đã phát hiện ra nơi lẩn trốn của một trong những tội phạm chiến tranh là Joahim fon Rippbentrop, bộ trưởng ngoại giao của nước Đức phát xít.
William Corcoran sinh năm 1884 ở Washington. Ông tốt nghiệp trường đại học Georgetao – cái nôi của nhiều nhà ngoại giao Mỹ. Sau đó, ông tốt nghiệp trường đại học ở Lille (Pháp) và thông thạo tiếng Pháp như một người Pháp thực thụ – một phẩm chất hiếm có đối với các nhà ngoại giao Mỹ.
Bố mẹ ông chết sớm, ông được thừa hưởng một tài sản giàu có và ông biết tận hưởng thú vui chơi ngựa, chơi ô tô, thuyền buồm và cuộc sống phóng đãng.
Cuộc sống của ông thay đổi hẳn khi số phận đưa đẩy ông gặp được một nữ tu sĩ Thiên Chúa giáo, người về sau trở thành mẹ nuôi của ông tuy ông không theo đạo. �Ông vứt bỏ mọi thú vui quen thuộc, vả lại, vào quãng thời gian đó, ông cũng đã phung phí gần hết tài sản thừa kế giàu có của bố mẹ ông để lại.
Đúng lúc đó, chủ bút tờ “Washington Post” mời ông làm phóng viên. Ông lang thang khắp thành phố tìm kiếm những vụ việc đáng chú ý, miêu tả cuộc sống của bọn trộm cắp và những chính khách bán mình. Vốn căm thù sâu sắc chủ nghĩa quân phiệt Phổ nên khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, ông vứt bỏ công việc phóng viên và ghi tên vào đội quân viễn chinh Pháp ở hải ngoại. Sau khi Mỹ tham chiến, ông chuyển sang đội quân viễn chinh Mỹ. Tại đây, ông trở thành thượng uý và đồng thời làm biên tập viên một tờ báo dành cho binh sĩ Mỹ. Đến cuối chiến tranh, ông được tặng thưởng huân chương Thập Tự chiến đấu, huy chương của Pháp và được cấp giấy chứng nhận không có khả năng lao động do thương tật.
Năm tháng trôi qua. Năm 1936, William Corcoran đến Thuỵ Điển và đảm nhận một chức vụ khiêm nhường là tổng lãnh sự ở thành phố Gorteborg. Nhiệm vụ của ông là cấp visa, đăng ký kết hôn và thừa kế, nhưng thực ra ông là điệp viên của cơ quan tình báo Mỹ. Ông bắt đầu làm việc cho tình báo Mỹ trước khi đến Thuỵ Điển khá lâu.�Ông đã từng đến Cancutta, Bombay, Madras, Varsava, Angie, Gibranta, Giamaica và Tây Ban Nha. Ông là “con sói cô độc”, hoạt động một mình, không có cấp trên và cấp dưới, có thể nói ông là “điệp viên tự thân”.
Nhờ tính xởi lởi, quảng giao, ông có nhiều bạn bè người Thuỵ Điển. Với sự giúp đỡ của họ, ông đã làm quen được với thuyền trưởng của tất cả những con tàu đi lại giữa Thuỵ Điển và Đức. Bởi vậy ông có đầy đủ thông tin về tình hình các cảng thuộc biển Baltic. Một lần cơ quan phản gián Đức nghe nói đến những mối liên hệ bí mật của lãnh sự Mỹ và gửi công hàm phản kháng đến nhà cầm quyền Thuỵ Điển. William Corcoran bị khiển trách nhẹ, nhưng chính Thuỵ Điển cũng thực sự quan tâm đến những gì đang xẩy ra trên bờ biển Baltic, bởi vậy, việc khiển trách kia chỉ mang tính chất thuần tuý hình thức, và người Thuỵ Điển hoàn toàn không can thiệp vào hoạt động của William.
Nhưng ông thay đổi chiến thuật. Nhờ quen biết các chủ tàu và các thuyền trưởng, ông thiết lập được mối tiếp xúc với các thuỷ thủ, các thợ máy, các đầu bếp, các chiêu đãi viên, và ông bắt đầu được họ cung cấp tin tức.
Vài tháng sau, ông vén được một bức màn bí mật mà lúc đầu ông không thể xâm nhập nổi. Những người ông quen biết kể cho ông nghe về hàng chục canô và thuyền máy sắp sửa lên đường tới một địa điểm nào đó nằm cách Stettin chừng sáu mươi hải lý về mạn Đông Bắc. Ít lâu sau, ông biết rằng nơi đó là một hòn đảo nhỏ có tên là Penemuyde, và ông đề nghị các bạn mình xác định chính xác tọa độ của hòn đảo đó trên bản đồ. Ông còn biết được một chi tiết nữa: không một ai làm việc trên đảo được phép rời khỏi đảo và không một ai được phép đến thăm đảo.
Có hôm, một quả bom nổ ngay trên ngưỡng cửa nhà ông nhưng ông được vô sự. Báo chí Thuỵ Điển viết rằng cơ quan mật vụ Đức đã lập kế hoạch bắt cóc và thủ tiêu William Corcoran vì tội “chọc mũi vào việc của người khác”. Ông bị coi là “tên mật thám Mỹ” nguy hiểm nhất. Một số người còn đồn đại là vào những ngày đó, báo “Sự thật” của Liên Xô dường như có đăng bài của đại sứ Liên Xô tại Thuỵ Điển, trong đó, bà đại sứ Alecxandra Colotai gọi ông là “bậc thầy tình báo số một của chú Sam”. Nhưng lời đồn đại đó chắc chắn chỉ là hành động khiêu khích của tình báo Đức.
Tuy nhiên, William cũng không tin chắc hòn đảo Penemuyde lại là nơi Hitler dùng làm địa điểm chế tạo loại vũ khí mà y dự định sẽ sử dụng để kết thúc chiến tranh trong vòng hai mươi tư tiếng đồng hồ.
Ông tiếp tục công việc bàn giấy chán ngắt nhưng nhờ đó, ông đã kiếm được bản sao những khoản thanh toán của công ty SKF, công ty chuyên cung cấp ổ bi từ nước Thuỵ Điển trung lập sang nước Đức đang có chiến tranh. Biết được tin này, các nước Đồng minh đã yêu cầu Thuỵ Điển phải ngừng ngay lập tức việc cung cấp đó. Không ai chứng minh được việc rò rỉ tin này là do bàn tay của William Corcoran (thật ra ông cũng không đánh cắp những tài liệu ấy), “tội” đánh cắp tài liệu và để tài liệu ấy rò rỉ sang phương Tây đã khiến một người Nauy và hai người Thuỵ Điển bị kết án ba năm tù.
Theo chỉ dẫn của William Corcoran, máy bay đồng minh giờ đây bay lượn suốt ngày đêm trên bầu trời đảo Penemuyde để chụp ảnh từ trên không, đồng thời nguỵ trang các chuyến bay của mình bằng những trận không kích Berlin và Stettin.
Trong khi ấy, ban lãnh đạo nước Đức phát xít vẫn tin chắc rằng không một ai hay biết gì về đảo Penemuyde và những gì che giấu trên đảo. Chúng đủ thông minh để không sử dụng pháo phòng không chống lại các máy bay đồng minh vì cho rằng những khu rừng rậm rạp đủ sức che kín những gì đang diễn ra trên đảo.
Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện nhiều bức ảnh cũng như ngày càng nhiều những tin tức của các thuỷ thủ về những vụ nổ bí ẩn trên hòn đảo nhỏ đó. Cuối tháng 7 năm 1941, William Corcoran thông báo cho London biết về tất cả những gì ông tìm hiểu được về đảo Penemuyde. (Cũng nên biết thêm rằng tin tức của William Corcoran không phải là duy nhất).
Đêm 16 rạng ngày 17 tháng 8 năm 1941, sáu trăm máy bay ném bom hạng nặng của Anh xuất hiện trên bầu trời đảo Penemuyde. Bọn Đức cho rằng những máy bay đó đang bay đến Berlin hoặc Stettin như thường lệ, nhưng lần này chúng đã lầm. Toàn bộ sáu trăm máy bay Anh đã giáng một đòn khủng khiếp lên đảo – cuộc không kích dữ dội kéo dài suốt 40 phút. Bốn mươi phân xưởng lắp ráp biến thành đống đổ nát, các phòng thí nghiệm bị phá huỷ, năm mươi toà nhà bị hư hại. Trong số bảy nghìn nhà khoa học và kỹ sư thì năm nghìn bị chết. Trong số những người bị chết có cả thiếu tướng Volfrank fon Same-Glidenxki, giám đốc các công việc nghiên cứu và kỹ thuật, tướng Esoneke, tham mưu trưởng không quân Đức, tướng Erner Udet, viên phi công nổi tiếng được coi là con át chủ bài của nước Đức phát xít.
Người Anh mất bốn mươi mốt máy bay trên đường trở về.dữ dội kéo dài suốt 40 phút. Bốn mươi phân xưởng lắp ráp biến thành đống đổ nát, các phòng thí nghiệm bị phá huỷ, năm mươi toà nhà bị hư hại. Trong số bảy nghìn nhà khoa học và kỹ sư thì năm nghìn bị chết. Trong số những người bị chết có cả thiếu tướng Volfrank fon Same-Glidenxki, giám đốc các công việc nghiên cứu và kỹ thuật, tướng Esoneke, tham mưu trưởng không quân Đức, tướng Erner Udet, viên phi công nổi tiếng được coi là con át chủ bài của nước Đức phát xít.
Người Anh mất bốn mươi mốt máy bay trên đường trở về.
Theo ý kiến của thủ tướng Anh Churchill thì đây là một trong những bước ngoặt của chiến tranh. Trung tâm tên lửa của Đức bị loại khỏi vòng chiến, điều đó không những đã cứu nước Anh và rất có thể, còn ngăn chặn được việc loại tên lửa có cánh của Đức không kích miền duyên hải phía Đông nước Mỹ. Nhờ công lao đó, William Corcoran được khen thưởng một cách xứng đáng tuy quả thật là sau chiến thắng đó ông vẫn không nhận thức được hết ý nghĩa của biến cố vừa xẩy ra.
Sau khi kết thúc chiến tranh, William Corcoran vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của một lãnh sự. Tuy nhiên, nếu không có sự can thiệp của ông thì tên tội phạm chiến tranh Ribbentrop sẽ có thể sống cho đến cuối đời một cách bình yên tại một nơi đâu đó ở Argentina. Câu chuyện xẩy ra như sau.
Chiếc tàu thuỷ chở khách “Greeneshall” treo cờ Hội Chữ Thập đỏ cập bến cảng Geteborg. Trong số hành khách có một phụ nữ tên là Ienke. Bà ta khai là vợ của một nhà ngoại giao kiêm cố vấn thương mại tại sứ quán Đức ở Ancara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng sau khi tìm hiểu bản danh sách hành khách, William Corcoran dự đoán rằng chồng bà ta chắc chắn phải biết một điều gì đó về nơi ở của đại sứ Đức fon Panen. Ông phát hiện ra rằng Ienke là em gái của Ribbentrop. Bà ta được bố trí đến ở tại một khách sạn của Geteborg dưới sự giám sát của cảnh sát. Vốn thông thạo tiếng Pháp, William Corcoran đến thăm bà ta, đóng vai một phần tử ủng hộ Petin và Lavan nên phải chạy trốn khỏi nước Pháp. Ông nói rằng ông muốn đào thoát sang Argentina, rằng ông có nhiều người bạn đáng tin cậy ở Đức sẵn sàng giúp đỡ ông trong việc này. Ông dò hỏi là bà Ienke có muốn anh trai mình cũng sang Nam Mỹ hay không.
— Liệu ông có thể giúp tôi đến Đức được không? – Ienke hỏi.
William Corcoran hứa là sẽ làm hết khả năng của ông.
Khi ấy, bà ta tâm sự với ông rằng khi Rippbentrop còn là một người chào hàng bình thường chuyên buôn bán Sâm Panh thì y có một người bạn chuyên buôn bán rượu ở Hamburg. Bà ta muốn đến thăm người này vì bà ta tin rằng ông ta sẽ giúp bà ta tìm ra được anh trai.
Nên biết rằng vào thời kỳ đó Ribbentrop là đối tượng truy tìm của tất cả các cơ quan tình báo trên khắp thế giới.
Những “người bạn Thuỵ Điển” tổ chức cho Ienke một chuyến đi tới Đức. Bà ta được phép rời Thuỵ Điển và đến khu vực nước Đức bị người Anh chiếm đóng. Bà ta dễ dàng tìm thấy nhà kinh doanh rượu quen biết ở Hamburg. Người này tiếp đón bà ta, cho bà ta ăn uống rồi báo tin về nơi ẩn trốn của anh trai bà ta – y đang ở trong căn hộ gần đấy. Bà ta lập tức đến địa chỉ đó mà không ngờ rằng đã dẫn theo mấy viên cảnh sát của quân đội Đồng minh. Họ liền bắt giữ tên cựu bộ trưởng ngoại giao của nước Đức phát xít. Về sau, y bị toà án Niu Ramber kết án tử hình và bị treo cổ.
William Corcoran còn có công đánh đắm vài chiếc tàu Đức tại các cảng Cattegat và Scaterac. Lãnh sự Đức ở Na Uy trở thành điệp viên của ông, và nhờ sự giúp đỡ của ông ta mà William Corcoran đã xác định được vị trí của cơ sở xăng dầu và nhà máy nước nặng cũng như biết được lộ trình của các tàu biển. Thông qua các thuỷ thủ quen biết, William Corcoran cũng phát hiện được những cơ sở xăng dầu ở cửa sông Ode, cách Penemuyde ba mươi dặm. Những cơ sở này cũng bị ném bom.
Nhưng William coi công lao lớn nhất của mình là cứu thoát được tính mạng của năm nghìn người chạy khỏi nước Đức. Hầu hết họ được ông đưa sang Mỹ, ông không từ chối giúp đỡ một người nào.
Năm 1946, William Corcoran về hưu và sống bình yên giữa đàn con cháu cho đến cuối đời tại một thị trấn nhỏ ở Mỹ cách thủ đô Washington không xa.