Dũng sĩ chép còm – Chương 1

Ở một làng nọ thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có cái áo tục gọi ao Cây Sung. Ao nằm ngay đầu làng, một mặt dựa vào lũy tre, ba mặt kia tiếp giáp cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay. Trên bờ ao, phía mặt trời lặn, mọc nghiêng một cây sung già, thân sầu sùi lồi lõm. Như người già lưng mỗi năm một còng, gốc sung già cứ xiêu mãi cho đến lúc cành lá gần chấm mặt ao. Chắc vì cây sung già này mà ao có tên Cây Sung. Ao vốn có cửa thông thủy với những kênh rạch lớn nhỏ chạy ngang dọc khắp cánh đồng. Quanh bờ lắt lẻo mấy chiếc cầu tre, ván lát phong rêu. Dân làng thường ra cầu ao vo gạo rửa rau, gánh nước. Các chú bé thích đứng trên cầu ao nhảy ùm ùm xuống nước hụp ặn, lội bơi, … làm ván cọc cầu kêu cót két.

Ngày ấy … trước khi xảy ra chuyện dân gian truyền miệng sau đây, nước ao Cây Sung bốn mùa trong mát. Mặt ao lúc nào cũng nhộn nhịp tiếng động của cuộc sống lao động thuần phác ở nơi thôn ấp, tiếng vỗ rra1bo62m bộp, tiếng chiếu đập xuống nước, tiếng chao thùng khỏa chân tiếng reo đùa trững giỡn của con nít … Những đêm trăng sáng trai gái làng kéo nhau ra quanh bờ ao, chuyện trò ngắm trăng … Mùa sung chín, chim chóc bay đến ríu rít suốt ngày trên cành la, cành bống, nung núc trái chín màu đuôi cá rô cờ … Sung chín rơi lõm bõm xuống nước, cá lớn cá nhỏ nhào lại tranh nhau đớp.

Dân cư ngụ ao Cây Sung ngoài họ hàng nhà cá còn có họ hàng nhà Tôm, Tép Lươn, Ốc, Cua, Hến, … Chung sống với nhau lâu đời nên dân ao quen tên thuộc mặt hầu hết bà con lối xóm. Họ hay nhắc đến chị Tám đầu quấn khăn rằn như … vây chị Cáa6Thi2a mốc, má Năm mồm móm như mồm mấy bà cá Thiếu, má Bảy miệng lúc nào cũng nhóp nhép nhai trầu như miệng mấy bà cá Mương lúc nổi lên mặt nước hóng mồi … Rồi chị Sáu Thìn mắt bị lông quặm, đỏ nòng nọc như mắt mấy chị Diếc, chị Chày, cô Nguyệt lương thon mình. Trắm, bác ba Xung ít khi thấy mở miệng như mấy bác Ốc Bươu, Ốc Vặn, thằng Nạy thằng Đực bơi lặn giỏi không thua gì bọn Xin Xít, Rô cờ, …

Mỗi lần cầu ao có tiếng khua động là lũ cá bốn phía nháo nhào xô đến. Các bé Mài Mại, Cân Cấn, Hạt Bông, Rô Don … nhảy vào cả rổ rau, rá gạo mà đớp mồi. Các chị các má phải kêu lên:

 – Cái tụi cá con này chúng dạn mới ghê chứ!

Mỗi lần thấy các cô gái lội xuống ao vớt bèo, tụi cua mới lột vỏ từ các hang, ngách mò ra, nghịch ngợm đưa càng cắp ngón chân, bắp chân các cô, cắp nhẹ thôi như kiểu chó con, mèo caon cắn đùa ấy. Các cô kêu giảy nãy và cười rúc ra rúc rích …

Ngày ấy … về mùa mưa, nước ao theo nước kênh mương dềnh cao, mấp mé tràn bờ. Họ hàng nhà Mương, nhà Chảy tha hồ họp đàn nổi lên mặt ao nhóp nhép hớp mồi. Các bé Cân Cấn, Đóng Đong, Rô Don … tha hồ tung tăng bơi lượn, chơi đuổi bắt, trốn tìm, hoặc chia làm hai phe đánh trận giả. Các cô Trôi dậy thì đua nhau đáng đuôi khoe dáng, các chú Chép tơ thi nhau tung cao mình khỏi mặt nước khoe sức. Mùa hè mưa rào, cách chị Chep, chị Chuối đến kỳ sinh nở tha hồ vật đẻ ầm ĩ suốt đêm trong các lùm rong đuôi chó, rong liễu sát ngay bờ …

Ngày ấy … theo lời các cụ già, cuộc sống ao Cây Sung yên ả, thanh nình như bài thơ kể chuyện ao hồ, đồng nội …

Nhưng rồi đến một hôm, có một bọn người ”áo quần rằn ri”, ”mặt mày dữ tợn” mà bà con lối xóm gọi chung một tiếng là quân Mỹ ngụy đã kéo dến chiếm cái làng có ao Cây Sung, cùng với bao nhiêu làng thôn xa gần khác. Thấy chúng mặc thứ áo quần màu xanh, loang lổ giống lông chim Bói Cá – bà con dân ao Cây Sung mới gọi chúng là bầy “”Bói cá rằn ri”.

Mới đầu không ai hiểu có chuyện gì xảy ra với dân làng nhưng bà con ao Cây Sung cứ nơm nớp lo sợ không dám nổi lên mặt nước thả tăm, hớp mồi như mọi bữa. Họ lặn hết xuống đáy ao, nép bụng sát bùn hoặc chúi đầu cào các lùm rong, các bè có nước. Chỉ khi nào ngạt thở quá, không nhịn nổi, họ mới ngoi lên mặt nước, hớp vội một hớp không khí, rồi lại lặn xuống ngay.

Một buổi chiều tà, có mấy anh chị chim chào mào từ đâu bay đến ăn sung chín. Một vài cụ cá già đánh bạo ngoi lên mặt nước hỏi chuyện đàn chim. Một anh chào mào cụt đuôi vừa mổ quả sung vừa tíu tít kể:

 – Suốt mấy ngày qua tụi “”Bói cá rằn ri”” đã dùng roi, súng, lưỡi lê, lùa bắt dân làng phải rời khỏi nôi để trứng ấp con. Chúng đưa họ đến một nơi rất xa, cạnh con đường lớn có nhiều xe chạy, mà chúng gọi là … là … cái gì ấy mình nhỉ? – Anh ngoái cái đầu có mào khá đẹp hỏi vợ.

 – “Ấp chiến lược” … chị chào mào đáp thay chồng. – Tôi đã được nhìn thấy cái ấp chiến lược ”phải gió” ấy rồi. Chả là tôi phải bay ngang qua đó, đến một vườn mãng cầu xiêm, kiếm mồi cho sắp nhỏ. Nó giống hệt cái ao lớn trên cạn. Bờ ao là hàng rào lông nhím, cửa ao có thằng lính cầm súng gác. Bà con dân làng sống trong đó chen chúc như một đàn cá bị mắc cạn.

 – Thế còn cái làng xinh đẹp này? Bác Trắm đen kinhnga5ce hỏi.

– Nghe đâu chúng sẽ biến thành một cái tổ thật to.

 – Vậy mà dân làng đành chịu à? – Bác Ngão móm tức giận kêu lên.

Dân làng nhiều người cũng gan liều chống lại, không chịu đi. – Chị chào mào thở dài nói. – Nhưng chúng đông quá, lại có súng, có lưỡi lê. Chúng đã bắn, đã đâm chết khá nhiều người. Còn hầu hết bị chúng đánh băng gậy gộc, bằng súng. Không biết bao nhiêu máu đã tưới xuống đất làng.

error: Content is protected !!