Trong một đoạn trên đã nói, Duyệt vì có tánh quả cảm, không ưa cái nết thận trọng rẽ ràng của Nguyễn Văn Thành, nên vẫn luôn luôn nói khích. Trái lại, Thành thì bụng dạ hẹp hòi, không thể chịu nổi những câu nói sược của Duyệt. Nhất là mấy lời Duyệt nói trong khi Thành ép Duyệt uống rượu ở Đông Thị, lại càng làm cho Thành phải căm tức.
Từ lúc hãy còn chinh chiến, hai người đã không hòa nhau.
Về sau, Duyệt được phong làm đại tướng, luôn luôn thắng trận lập công, oai danh cũng ngang với Thành, thì Thành lại thêm ghét Duyệt. Vì Duyệt vừa kém tuổi, vừa xuất thân tự hạng cai đội, lúc trước không có cái mền “sang trọng” như Thành.
Kế đó, có người quản ở trấn Thanh Hoa tên là Nguyễn Hựu Nghi, trước là bộ hạ của Thành, vì phạm tội trón đi vào làm thủ hạ cho Duyệt.
Thấy Nghi có tài nói lém, Duyệt cũng thương yêu, mấy lần tiến cử lên vua Gia Long, hắn đã làm được đến chức Binh bo65Thie6m sự.
Được lòng tin cậy của Duyệt, Nghi không quên sự bại Thành để báo thù. Nhân có một người học trò tên là Nguyễn Trương Hiệu lang thang siêu bạt tìm đến nhờ Nghi, Nghi bèn sai Hiệu đi giả làm đầy tớ cho con trai Thành là Nguyễn Văn Thuyên để rình dò.
Thuyên đậu cử nhân, có tính ưa bè bạn, thính văn tự. Nghi dặn Hiệu ở đó, hễ thấy thơ từ giấy má của Thuyên bỏ rơi, thì lén lượm lấy đưa cho mình.
Năm ất hợi (1815), có chiếu của vua Gia Long đòi Duyệt vào triều. Khi Duyệt đi tới Phú Xuân, thì Nghi đón đường đưa cho Duyệt coi một mảnh giấy do Hiệu đã lượm được ở nhà Thành. Trong có 8 câu thơ chữ Nho dịch ra như đây:
“Nghe đồn châu Ái lắm anh tài,
Chiếc chiếu kề bên những đợi ai,
Ngọc phác Kinh Sơn còn nấp đó,
Ngựa kỳ Ký Bắc dễ mà coi.
Hương ngàn dặm ngát, lan hang núi,
Tiếng, chín mây vang, phụng ngọn đồi.
Tể tướng non xanh rầy nếu gặp,
Giúp nhan ta thử chuyển cơ trời.”
Nghi nói thêm rằng:
– Bài thơ đó chính tay Nguyễn Văn Thuyên, con trai Thành, viết ra và sai Hiệu đưa cho Nguyễn Văn Khuê và nguyễn Đức Nhuận, bạn của Thuyên ở Thanh Hóa. Lời lẽ trong thơ như muốn chiêu dụ Khuê Nhuận làm loa5b, ý bội nghịch rất rõ.
Rồi, Nghi khuyên Duyệt nên đi tố giác.
Duyệt tin là thật, vào chầu, đem mảnh giấy ấy tâu vua. Một bài thơ chưa đủ chứng cớ kết án một người nguyên huân, vua Gia Long phán rằng:
– Hãy tạm bỏ đó!
Và Ngài dạy Duyệt đưa mảnh giấy ấy trả Thuyên, Duyệt không đưa Thuyên mà đưa cho Nghi.
Nghi xui Hiệu cầm bài thơ ấy làm bằng dọa Thành. Nhân khi Thành vào triều, Hiệu đón đường níu áo Thành chìa bài thơ ấy ra mà đòi hối lộ.
Tức quá, Thành phải bắt Hiệu và Thuyên đưa vào cho dinh Quảng Đức tra hỏi. Rồi Thành đi dảo vào triều, đem luôn việc đó nói với vua Gia Long.
Án của Hiệu và Thuyên tra hoài chưa xong.
Cách đó ít lâu, Trung quân có tên lính Hữu, trốn qua tả quân, được làm môn hạ của Duyệt. Vài bữa, Hữu lấy trộm hòn ấn Tả quân rồi trốn đi.
Duyệt cho người đuổi theo, lùng bắt được Hữu. Trong khi tra tấn, Hữu nói bởi Thành sai va vào đó lén dùng thuốc độc giết Duyệt, kế đó không xong, nên phải ăn trộm hòn ấn mà đi.
Duyệt đưa việc ấy lên vua Gia Long.
Ngài cho lời Hữu không có gì là căn cứ, sai đem chém Hữu, chớ không hỏi gì đến Thành.
Duyệt lấy thế làm bất bình, giục giã các quan ở dinh Quảng Đức tra gấp cho rồi việc án của Thuyên.
Bị tấn đau quá, Thuyên phải nhận hết các tội.
Lúc ấy, có viên Lại bộ Tham tri là Trần Văn Tuân nói với Duyệt rằng:
– Trung quân (1) với Tả quân (2) đều là bực có công, hai bên như một. Ngày nay Trung quân như vầy, ngày khác ông sẽ ra sao?
Nghe câu đó, Duyệt cũng nguôi giận.
Qua năm dinh sửu (1817), ngoài Bắc có người con cháu nhà Lê là Lê Duy Hoán bị cáo âm mưu làm loạn, sau khi bị bắt, bị tấn, Hoán xưng rằng cha con Thành cũng có đồng mưu với mình. Rồi đó, các viên triều thần ghét Thành thi nhau buộc tội cho Thành. Uất quá, một hôm, trong khi lui triều, Thành chạy theo vua Gia Long nắm lấy áo Ngài vừa khóc vừa nói:
– Tôi theo bệ hạ từ thuở nhỏ đến bây giờ, nay tôi không có tội gì mà bị người ta câu xé, bê hạ nỡ lòng nào ngồi yên mà ngó, để cho người ta giết tôi mà không cứu?
Nói vậy, Thành tưởng thế nào vua Gia Long cũng cảm động, nghĩ đến công lao của mình mà tha cho mình. Song mà Thành đã nghĩ lầm. Vua Gia Long cũng không ưa Thành. Trong khi còn đương chinh chiến, Thành đã nhiều lần nói lỡ lời, vua Gia Long vẫn chưa hề quân. Lại, năm trước, đào huyệt an táng Thừa Thiên Hoàng ah65u, thấy chỗ đất huyệt rõ ra hai sắc rất đẹp, vua Gia Long đem khoe với Thành. Thành buột mồm chê rằng không đẹp bằng đất ở mộ mẹ mình, vì chỗ đó đào lên có đủ năm sắc rõ ràng. Một câu vô tình ấy Thành dù kêu van thiết tha, Ngài cũng làm thinh mà giằng áo đi vào. Rồi Ngài hạ lệnh cấm Thành không cho vào triều, và sai Duyệt đem Thuyên tra thêm bắt phải nhận tội lần nữa.
Kế đó, Thành cùng bị bắt vào ngục, vài bữa mới được tha ra.
Thành sợ mắc tội, uống thuốc độc tự tử, còn Thuyên thì phải tội chém.
Võ Chinh người làng Hồi Quan, xứ Kinh Bắc đỗ Hương cống đời Lê, có tiếng hay chữ, không chịu làm quan với Tây Sơn, khi vua Gia Long ra Bắc Thành có đòi vào hầu, và cho làm chức Thị trung Học sĩ. Ít lâu, Chinh cáo quan, rồi vào làm thầy dạy con Thành học. Đến khi cha con Thành mắc tội, Chinh cũng có thuật với người làng như vầy:
“ Thành là tướng võ, vì có biết được một vài chữ, cho nên rất ưa văn học. Một bữa, có hai đứa trẻ, một đứa khoảng 14 và một đứa khoảng 12 tuổi, cùng vào nhà Thành ăn xin. Chúng nói cha chúng cũng đi dậy học ở vùng trong, chẳng may chết tại quê người. Bây giờ chúng định về quê, nhưng không có tiền ăn đường, nên phải đi xin.
Nghe nói thương hại, Thành hỏi chúng có biết chữ không. Chúng đáp rằng có. Gọi vào trong nhà sát hạch, quả nhiên hai đứa đều học đã thông. Thành yêu lắm, nuôi ở trong nhà cho học và làm thư đồng hầu hạ con mình.
Hai đứa rất ngoan, nhưng coi bộ không thích học lắm, chúng chỉ thích tập tôi chữ của các con Thành, mỗi đứa tập của mỗi người.
Chừng hơn một năm, hai đứa bỗng trốn đi mất. Cách vài tah1ng, thì thấy nẩy ra một bài thơ của Thuyên đưa cho hai người bạn ở Thanh Hoa và một bức thư rất dài kèm với bài thơ ấy.”
Người ta ngờ rằng: Hai đứa con nít ranh mãnh có lẽ là người của Nguyễn Hựu Nghi, mà bài thơ và bức thư kia thì của chúng heo lối chữ Thuyên viết ra. Chưa biết có phải vậy không?
Dù sao mặc lòng, cái án của cha con Thành, ai mà không tin là sự oan uổng?
(1): Chỉ vào Thành
(2): Chỉ vào Duyệt